Thư viện chuyên khoa

CÁC MẸO GIÚP KHẮC PHỤC TẬT NGHIẾN RĂNG KHI NGỦ HIỆU QUẢ

Tật nghiến răng khi ngủ không chỉ ảnh hưởng đến những người xung quanh mà vô hình chung còn ảnh hưởng đên chính bản thân của họ. Nghiến răng khi ngủ là một dấu hiệu của bệnh lý cần được chữa trị kịp thời. Nếu không sẽ dẫn đến nhiều mối nguy hiểm nhất là hiện tượng ngưng thở khi đang ngủ. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tật nghiến răng, nguyên nhân, tác hại và các mẹo giúp khắc phục được tình trạng này.

I. Nghiến răng khi ngủ là như thế nào?

Nghiến răng khi ngủ là một sự rối loạn giấc ngủ xảy ra với cả người lớn và trẻ em. Tật nghiến răng sẽ gây ra sự quá tải cho hệ thống nhai. Trong y học, tật nghiến răng được định nghĩa là sự hoạt động lặp đi lặp lại của cơ hàm, siết chặt hoặc nghiến răng, giằng, đẩy của hàm dưới. Nghiến răng tạo nên âm thanh ken két hoặc không có. 

nghiến răng khi ngủ
nghiến răng khi ngủ

II. Nguyên nhân bị nghiến răng khi ngủ

Theo nghiên cứu có nhiều nguyên nhân dẫn đến tật nghiến răng. Theo đó, một số yếu tố dẫn đến hiện tượng nghiến răng như sau:

2.1. Stress dẫn đến nghiến răng khi ngủ

Theo các nghiên cứu cho thất, stress là một trong những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng nghiến răng khi ngủ. Việc áp lực trong công việc, học tập, căng thẳng trong cảm xúc được coi là nguyên nhân kích hoạt hiện tượng nghiến răng trong lúc ngủ. Sự căng thẳng, lo âu dẫn đến sự kích thích các dây thần kinh, gây nên hiện tượng nghiến răng trong khi ngủ. 

2.2. Nghiến răng khi ngủ do di truyền

Nếu thành viên trong gia đình bạn có tật nghiến răng thì nguy cơ cao bạn cũng sẽ mắc tật nghiến răng khi ngủ. Theo khảo sát, nghiên cứu thì có khoảng 21 – 50% người bị tật nghiến răng khi ngủ là do di truyền từ thành viên trong gia đình. 

2.3. Sử dụng các thuốc và chất kích thích

Một số loại thuốc bạn đang dùng có thể gây ra tật nghiến răng mà bạn không hay biết. Chủ yếu các loại thuốc gây nghiện sẽ làm tăng nguy cơ mắc tật nghiến răng. Có thể kể đến như thuốc chủ vận, đối kháng dopamine, thuốc chống trầm cảm ba vòng, rượu, coca, chất ức chế tái hấp thu serotonin.

Tác hại của tật nghiến răng khi ngủ
Nghiến răng khi ngủ là tình trạng khá phổ biến hiện nay

2.4. Cản trở khớp cắn

Khi một răng hoặc một nhóm răng bị mất dẫn đến làm sai lệch vận động của hàm. Từ đó gây cản trở khớp căn và đó cũng chính là nguyên nhân gây nên tật nghiến răng trong lúc ngủ.

2.5. Nghiến răng do thói quen nghề nghiệp

Một số nghề như nghệ sĩ piano cắn răng khi chơi đàn, người lao động nặng có thói quen căn chặt răng khi gồng sức, nghệ sĩ diễn xiếc,… Ban ngày, họ có thói quen cắn chặt răng thì ban đêm trong lúc ngủ họ rất dễ nghiến răng.

2.6. Các nguyên nhân khác

Sự rối loạn nội tiết tố, tiết niệu hay rối loạn chất dinh dưỡng cũng là những yếu tố gây nên bệnh nghiến răng. Bên cạnh đó, rối loạn tiêu hóa, dị ứng thức ăn, nhiễm kí sinh trùng đường ruột cũng là nguyên nhân dẫn đến nghiến răng.

Một số tình trạng khác cũng có thể dẫn đến hiện tượng nghiến răng như: thiếu vitamin, mất cân bằng enzyme, bại não, bệnh down, bệnh Parkinson, bệnh Huntington, bệnh Leigh, hội cứng Rett,…

Nghiến răng do bản năng thuộc về hoạt động tập tính của loài động vật có vú. Mục đích là để duy trì sự sắc bén của hàm răng.

Tác hại của tật nghiến răng khi ngủ
Tác hại của tật nghiến răng khi ngủ

III. Tác hại của tật nghiến răng khi ngủ

Nghiến răng không thường xuyên sẽ không gây ra vấn đề nghiêm trọng. Tuy nhiên nếu nghiến răng thường xuyên sẽ gây ra rất nhiều tổn thương khác. Có thể kể đến như: tổn thương hàm, răng khiến răng nhạy cảm, rối loạn khớp thái dương hàm, đau đầu, mặt bị biến dạng,… Do đó, nếu người thân của bạn phàn nàn về việc bạn bị nghiến răng thường xuyên thì cần tìm cách khắc phục ngay.

IV. Một số cách khắc phục tật nghiến răng khi ngủ

4.1. Kiểm soát stress

Nếu nguyên nhân nghiến răng của bạn là do bạn bị stress, áp lực cuộc sống, công việc, học tập, thi cử bạn cần dùng các phương pháp giảm bớt căng thằng. Bạn có thể áp dụng một số cách như: tập thể dục nhẹ nhàng, đi ngủ đúng giờ, thư giãn, không sử dụng các chất kích thích.

4.2. Sử dụng thuốc điều trị nghiến răng

Thuốc sẽ giúp làm giảm sự căng cơ quá mức khi nghiến răng. Các loại thuốc này có thể là thuốc giãn cơ, giảm đau,..

Với những bệnh nhân có bệnh nghiến răng do stress, căng thẳng các bác sĩ có thể chỉ định thuốc chống trầm cảm, lo lắng.

Với những bệnh nhân mắc chứng nghiến răng nghiêm trọng mà không thể điều trị bằng các phương pháp khác thì cần phải tiêm Botox.

4.3. Can thiệp bằng các phương pháp nha khoa

Một trong những phương pháp của nha khoa giúp giảm tình trạng nghiến răng khi ngủ là sử dụng máng chống nghiến răng. Máng chống nghiến răng được làm từ chất liệu mềm hoặc acrylic cứng. Máng chống nghiến răng có tách dụng chống nghiến, hạn chế răng mài mòn, 

Một phương pháp khác nữa chính là điều chỉnh khớp cắn. Nhờ đó làm giảm tác động của cơ nhai và răng. Nếu răng bị mài mòn nhiều hay răng nhạy cảm sẽ áp dụng phương pháp phục hồi lại răng để hai hàm và khớp cắn khớp lại với nhau.

V. Lời khuyên để ngăn ngừa tật nghiến răng khi ngủ

Tránh thức khuya và duy trì thói quen ngủ đều đặn là những mẹo chính để khắc phục chứng mất ngủ. Dưới đây là một số lý do và lời khuyên để duy trì thói quen ngủ lành mạnh.

  • Lý do:

Thức khuya gây căng thẳng và tăng nguy cơ nghiến răng khi ngủ.

Thói quen ngủ không điều độ dẫn đến mất đồng bộ khiến cơ thể và hệ thần kinh khó thích nghi.

  • Cách thực hiện:

Đặt thời gian đi ngủ và thức dậy hợp lý mỗi ngày, kể cả cuối tuần.

Tạo một môi trường ngủ yên tĩnh, thoáng mát và thoải mái. Tránh sử dụng các thiết bị điện tử như điện thoại di động, máy tính bảng và TV trước khi đi ngủ vì ánh sáng từ màn hình có thể ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.

Tạo một lịch trình ngủ nhất quán và tuân thủ nó thường xuyên, kể cả những ngày cuối tuần.

Hạn chế đồ uống chứa caffein như cà phê và soda vào buổi chiều và tối vì chúng có thể cản trở giấc ngủ.

Tham gia các hoạt động thư giãn như yoga, đọc sách, nghe nhạc êm dịu hoặc tắm nước ấm trước khi đi ngủ để thư giãn cơ thể và tâm trí. 

ĐỂ LI THÔNG TIN NU BN MUN NHA KHOA TƯ VN THÊM

BEDENTAL – HỆ THỐNG NHA KHOA TIÊU CHUẨN HÀNG ĐẦU

CHI NHÁNH HÀ NỘI

CS1: 7B Thi Sách, Ngô Thì Nhậm, Hai Bà Trưng, Hà Nội - 0934.61.9090
CS2: Tòa nhà CC2, Nguyễn Hữu Thọ, Hoàng Mai, Hà Nội (Bên trong Truehope) - 0934.61.9090

CHI NHÁNH TP.HỒ CHÍ MINH (HCM)

CS1: 53 -55 -57 Phó Đức Chính, Nguyễn Thái Bình, Quận 1, Tp.Hồ Chí Minh - 0766.00.8080
CS2 :Số 25, đường số 7 khu đô thị Cityland Gò Vấp (Ngõ 672A Phan Văn Trị), Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh, Việt Nam -  093 181 0680

CHI NHÁNH THÀNH PHỐ VINH - NGHỆ AN

CS1: 39A Đ. Lê Hồng Phong, Hưng Bình, Thành phố Vinh, Nghệ An - 0934.61.9090

GIỜ HOẠT ĐỘNG:

09h00 – 21h00. Tất cả các ngày trong tuần

Website: https://bedental.vn/

 

BỌC RĂNG SỨ CÓ CẦN GÂY TÊ KHÔNG?

Trẻ em bị sâu răng số 6 sẽ có những hậu quả gì đối với răng sữa

 




    Bằng việc ấn tiếp tục, bạn đồng ý cho chúng tôi liên lạc với bạn để có thêm thông tin

    Rate this post