Ngoài cồn và oxy già, Betadine cũng là một loại dung dịch sát khuẩn được nhiều người tin dùng rộng rãi trong các gia đình và cơ sở y tế. Sản phẩm chứa Iod – một chất có khả năng diệt nhanh vi khuẩn, virus và nấm, giúp phòng ngừa nhiễm trùng hiệu quả khi da bị trầy xước, tổn thương, có vết cắt, hoặc trong các trường hợp cần vệ sinh, sát khuẩn niêm mạc.
Trong bài viết này, hãy cùng Nha Khoa Bedental khám phá chi tiết về loại dung dịch sát khuẩn Betadine này, từ thành phần, công dụng đến cách phân biệt và sử dụng đúng cách.
1. Betadine Là Gì? Thành Phần Và Cơ Chế Hoạt Động
Betadine là gì? Betadine là một loại dung dịch sát khuẩn được sử dụng rộng rãi khi da hoặc niêm mạc bị nhiễm trùng hoặc có khả năng bị nhiễm trùng. Dung dịch này hoạt động bằng cách giải phóng từ từ phân tử Iod tự do để tiêu diệt hoặc ngăn chặn sự phát triển của một loạt các loại vi khuẩn, virus, nấm và bào tử, có khả năng lây nhiễm.
Thành phần chính của Betadine là phức hợp của Iod và Polyvinylpyrrolidone (gọi tắt là Povidone-Iodine). So với các sản phẩm chứa Iod tự do khác hoặc cồn, hợp chất Povidone-Iodine đem lại hiệu quả diệt khuẩn phổ rộng cao hơn và ít độc tính hơn.
Ngoài ra, khi sử dụng trên da, Betadine không gây cảm giác châm chích, kích ứng mạnh giống như các sản phẩm chứa cồn hay oxy già. Đây cũng là lý do mà nhiều gia đình thường ưu tiên lưu trữ và sử dụng sản phẩm Betadine này trong tủ thuốc gia đình.
Xem thêm: Nhổ răng khôn có nguy hiểm không?
2. Công Dụng Của Thuốc Sát Trùng Betadine: Diệt Khuẩn Phổ Rộng
Như đã nói, cơ chế hoạt động của thuốc Betadine là giải phóng dần dần Iod để tiêu diệt một cách hiệu quả các loại vi khuẩn, virus, và nấm, bao gồm cả nấm men và nấm mốc. Betadine sát khuẩn là một lựa chọn đáng tin cậy.
- Vi khuẩn: Betadine có tác dụng mạnh mẽ chống lại nhiều loại vi khuẩn gây bệnh phổ biến như Staphylococcus aureus (tụ cầu vàng), Streptococcus (liên cầu khuẩn) thường xuất hiện ở các vết thương ngoài da, hoặc các vi khuẩn gây nhiễm trùng bệnh viện.
- Virus: Betadine cũng hiệu quả với nhiều loại virus, bao gồm virus Herpes (tác nhân khiến miệng lở loét, mụn rộp), virus gây bệnh thủy đậu, zona,…
- Nấm: Gồm cả nấm men và nấm mốc. Betadine đặc biệt nhạy cảm với nấm Candida albicans và trùng roi Trichomonas – đây là 2 tác nhân phổ biến gây nhiễm trùng đường âm đạo (nấm phụ khoa).
3. Dung Dịch Sát Khuẩn Betadine Có Mấy Loại? Phân Biệt Các Chế Phẩm
Hiện nay trên thị trường, dung dịch sát khuẩn Betadine có 3 loại phổ biến và được sử dụng rộng rãi, mỗi loại được thiết kế chuyên biệt cho từng mục đích sử dụng khác nhau:
- Dung dịch phụ khoa (Betadine xanh ngọc): Betadine Vaginal Douche 10%.
- Dung dịch súc miệng (Betadine xanh rêu): Betadine Gargle and Mouthwash 1%.
- Dung dịch sát khuẩn (Betadine vàng): Betadine Antiseptic Solution 10%.
Mỗi sản phẩm được thiết kế với bao bì và màu sắc khác nhau để người dùng dễ dàng phân biệt và tránh nhầm lẫn khi sử dụng.
3.1. Phân Biệt Các Dung Dịch Sát Khuẩn Betadine® Qua Thành Phần Và Màu Sắc
Dưới đây là bảng so sánh chi tiết giúp bạn hiểu rõ Betadine xanh và vàng khác nhau như thế nào và các loại khác: