Thư viện chuyên khoa

Bệnh thuỷ đậu: Nguyên nhân, triệu chứng, biến chứng và 1 vài cách xử trí 

Bệnh thuỷ đậu là bệnh lành tính, không có triệu chứng nghiêm trọng ngoài các mụn nước nhưng lại dễ gây nhiễm trùng da nơi nổi mụn nước và có thể dẫn đến nhiễm trùng máu hoặc viêm não v.v Phụ nữ mang thai mắc bệnh Thuỷ đậu sẽ vô cùng nguy hiểm với thai nhi và dễ bị sảy thai hoặc để lại dị tật bẩm sinh. Hãy thử tìm hiểu nguyên nhân và triệu chứng của thuỷ đậu trong bài viết dưới đây để có phương pháp điều trị và phòng tránh đúng nhất. 

I. Bệnh thủy đậu là gì?

Bệnh thuỷ đậu (hay còn gọi là zona) là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus thuỷ đậu có tên Varicella virus gây nên. Loại virus này là nguyên nhân gây nên bệnh thuỷ đậu ở trẻ em và bệnh zona ở người lớn. 

 Đây là căn bệnh có tốc độ lây lan cao, có thể xảy ra với cả trẻ con (phổ biến hơn) và người lớn. Mùa xuân thời tiết ẩm nồm là thời điểm bệnh thuỷ đậu bùng phát mạnh mẽ nhất. Biểu hiện chủ yếu của thuỷ đậu là các mụn nước phồng lên trên toàn cơ thể, ngay cả trong niêm mạc mũi và miệng. 

 Bệnh có nhiều con đường lây truyền và có những biến chứng nghiêm trọng. Do vậy cần có kiến thức cơ bản về bệnh đái tháo đường để có phương pháp dự phòng và điều trị phù hợp. 

II. Những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh thuỷ đậu

Thủy đậu là bệnh rất dễ lây lan. Trẻ em, thanh niên và phụ nữ mang thai có nguy cơ mắc bệnh thủy đậu cao nhất.

  • Trẻ em từ 6 tháng đến 6 tuổi là đối tượng dễ mắc bệnh thủy đậu nhất nếu không được tiêm phòng. Nếu không được tiêm phòng, họ có nguy cơ cao mắc bệnh thủy đậu khi tiếp xúc với những người mắc bệnh.
  • Phụ nữ mang thai cũng là đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh thủy đậu. Nếu phụ nữ mang thai mắc bệnh, cơ thể họ có thể gây ra những ảnh hưởng xấu đến thai nhi, chẳng hạn như dị tật tim, dị tật thần kinh, dị tật thị giác và dị tật tai.
  • Ngoài ra, người lớn cũng có thể mắc bệnh thủy đậu nếu chưa tiêm phòng hoặc chưa từng mắc bệnh và chưa có miễn dịch với bệnh. Tuy nhiên, người lớn thường có các triệu chứng nhẹ hơn trẻ em khi nhiễm bệnh.
  • Những người có hệ thống miễn dịch suy yếu có nhiều khả năng mắc bệnh thủy đậu hơn so với dân số nói chung.

III. Thủy đậu có lây không?

Thuỷ đậu là bệnh truyền nhiễm cấp tính lây truyền từ động vật sang người bằng việc tiếp xúc trực tiếp và lây lan trong không khí do các hạt nước bọt nhỏ li ti được tiết ra từ đường hô hấp (ho, hắt hơi, sổ mũi) hoặc lây qua những chất dịch ở vết phỏng.

Ngoài ra, thuỷ đậu có thể lây truyền gián tiếp từ các vật dụng bị dính chất dịch của nốt phỏng. Như việc sử dụng chung đồ dùng cá nhân: bàn chải đánh răng, khăn mặt, quần áo cùng với người bệnh đang mắc thuỷ đậu.

IV. Triệu chứng của thủy đậu qua từng giai đoạn

dieu tri thuy dau o tre em 1
Hình ảnh nốt mụn nước thủy đậu qua từng ngày

 

V. Bệnh thủy đậu có 4 giai đoạn phát triển, mỗi giai đoạn có dấu hiệu khác nhau.

5.1 – Giai đoạn ủ bệnh 

 Đây là giai đoạn nhiễm độc virus, thời kỳ virus trong cơ thể và phát bệnh. Giai đoạn ủ bệnh kéo dài khoảng 10 – 20 ngày. Người bị bệnh lúc này không có bất cứ triệu chứng gì, càng khó khăn để chẩn đoán. 

5.2 – Giai đoạn cuối (phát bệnh) 

 Thời điểm phát bệnh với các triệu chứng như sốt cao, nhức đầu, người mỏi mệt. Bắt đầu có phát ban đỏ với đường kính một vài milimet trong 24 – 48 giờ đầu. Một số bệnh nhân cũng có phát ban sau mũi, và viêm phổi. 

5.3 – Giai đoạn toàn trạng 

 Bệnh nhân bắt đầu sốt cao, biếng ăn, buồn nôn, chóng mặt, đau đầu và đau khớp. Các nốt ban đỏ bắt đầu có những đám mụn nước nhỏ, đường kính khoảng 1 – 3 mm. Các mụn nước gây đau và ngứa, rất khó chịu. 

 Những nốt mụn nước có thể xuất hiện tại chỗ hoặc mọc khắp trên người nạn nhân. Mọc cả vào niêm mạc miệng gây khó khăn cho việc vệ sinh. Một số trường hợp bị nhiễm khuẩn mụn nước sẽ có kích thước to hơn, dịch bên trong mụn nước màu đục và chứa mủ. 

5.4 – Giai đoạn phục hồi 

 Sau từ 7 – 10 ngày khỏi thuỷ đậu, các mụn nước sẽ tự động vỡ ra, khô lại rồi đóng vảy dần phục hồi trở lại. Trong thời gian này cần rửa lại nốt thuỷ đậu sạch sẽ để không bị nhiễm khuẩn. Kết hợp sử dụng các loại kem chống sẹo và thuốc trị thâm. Bởi thuỷ đậu sẽ để lại sẹo lồi (lõm) ngay khi chúng biến mất.

VI. Bệnh thủy đậu và những biến chứng nguy hiểm 

 Thuỷ đậu là bệnh nhẹ, chúng thường sẽ hết sau 1 thời gian trị bệnh. Tuy nhiên, bệnh này cũng sẽ có những biến chứng nghiêm trọng nếu không có phương pháp điều trị đúng cách. Các biến chứng của thuỷ đậu gồm: 

  • Nhiễm trùng, làm lở loét các vết mụn nước sau khi vỡ, gây xuất huyết bên trong. Đây là biến chứng hay gặp ở trẻ nhỏ khi không kiêng giữ vệ sinh mà lấy tay tự gãi ngứa. 
  • Gây viêm não hoặc viêm màng não (bắt đầu sau 1 tuần nổi mụn nước) : là biến chứng có thể xảy ra với cả trẻ sơ sinh và người lớn, nhưng người lớn thường mắc phải biến chứng này hơn. Các triệu chứng đi kèm gồm sốt cao, hôn mê, co giật, mất ý thức và rung giật nhãn cầu. Biến chứng này dễ gây tử vong nếu không điều trị kịp thời. 
  • Viêm phổi thuỷ đậu: biến chứng này hay xảy ra ở người già, từ ngày thứ 3 – 5 sau khi mắc bệnh. Biểu hiện như ho nhiều, ho ra máu, khó thở và đau bụng. 
  • Gây viêm thận hoặc viêm cầu thận mạn tính: các triệu chứng của biến chứng này là đi tiểu ra máu và suy thận.
20200403 085859 480621 20190728 035455 649.max 1800x1800 1
Mẹ bầu khi mang thai mà mắc bệnh thủy đậu cần khám chữa kịp thời
  • Phụ nữ mang thai bị bệnh thuỷ đậu, mẹ bầu nếu mắc thuỷ đậu 5 ngày trước khi sinh hoặc 2 ngày sau khi đẻ có thể lây truyền thuỷ đậu từ mẹ sang con, bé sẽ bị khuyết tật hoặc tử vong. 
  • Gây viêm tai giữa hoặc viêm phổi: khi những nốt mụn thuỷ đậu xuất hiện ở vùng cổ họng bị tổn thương và nhiễm khuẩn làm sưng đau. 

VII. Cách phòng ngừa và điều trị bệnh thủy đậu

7.1 – Cách điều trị thuỷ đậu 

 Bệnh thuỷ đậu hiện nay chưa có thuốc đặc trị, chỉ có một số nhóm thuốc và phương pháp hỗ trợ điều trị. Là bệnh lành tính cho nên có thể tự chữa trị tại nhà theo hướng dẫn của thầy thuốc. Các trường hợp có bệnh cần điều trị ngoại trú tại nhà theo đúng phác đồ của bác sỹ. Để bệnh nhanh chóng khỏi và an toàn trong sử dụng, cần lưu ý: 

 1. Khi điều trị tại bệnh viện: 

  •  Mặc quần áo rộng rãi, chất liệu mềm mại và dễ dàng thấm hút mồ hôi để không làm nổi các vết mụn nước, nên tránh ra gió nhiều. 
  •  Không gãi vào các vết mụn nước thuỷ đậu để có thể làm dịch lây lan rộng thêm hơn nữa. 
  •  Giữ gìn vệ sinh cá nhân với các dung dịch sát trùng và sử dụng nước muối để tắm gội thường xuyên, không dùng nước xà phòng hay nước quá ấm. 
  •  Khi có biểu hiện của những biến chứng do thuỷ đậu gây nên, cần đưa người bệnh vào ngay bệnh viện uy tín để chữa trị kịp thời. 
  •  Cần chủ động cách ly tránh làm lây lan bệnh cho những người xung quanh. 

 2. Khi sử dụng kháng sinh điều trị: 

  •  Với những vết mụn nhỏ trên da, bạn nên dùng kem để thoa lên chỗ mụn đó giúp sát khuẩn và ngăn chặn sẹo hình thành. 
  •  Khi mụn nước đã vỡ ra bạn nên sử dụng dung dịch xanh Methylen thoa lên. Tuyệt đối không nên dùng kem thoa mỡ Tetaxilin và mỡ Penixilin hay thuốc đỏ.
  • Tuyệt đối không dùng thuốc chữa ngứa có chứa Phenol cho trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi và phụ nữ mang thai.
20170725180141 benh thuy dau 3
Bệnh thủy đậu thường gặp ở trẻ em

7.2 – Cách phòng ngừa thủy đậu

Tiêm chủng ngừa vắc xin thuỷ đậu là cách phòng bệnh thuỷ đậu hữu hiệu và an toàn nhất. Với trẻ em việc tiêm chủng phòng vắc xin thuỷ đậu rất quan trọng. Nếu gia đình có trẻ nhỏ hãy đưa bé tới cơ sở y tế uy tín để tiêm chủng theo đúng liều lượng quy định. Lịch tiêm chủng gồm: 

  •  Mũi 1: Tiêm khi trẻ trên 1 tuổi. 
  •  Mũi 2: Trẻ từ 1 – 13 tuổi: tiêm sau mũi 1 tối thiểu 3 tháng. Trẻ 13 tuổi trở lên: Tiêm trước mũi 1 ít nhất 1 tháng. 

Khi tiếp xúc với người đang bị bệnh thuỷ đậu mà bản thân chưa tiêm phòng vắc xin thuỷ đậu, cần tiêm chủng ngừa ít nhất 3 ngày sau đó. Không sử dụng đồ dùng chung với người khác và không sờ vào các mụn dịch thuỷ đậu. Người bệnh cần được cách ly với gia đình cũng như xã hội, không làm lây lan rộng rãi. 

VIII. Tầm quan trọng của tiêm chủng vắc xin theo lịch 

Theo khuyến cáo của các chuyên gia y tế, ngay cả trong thời điểm có dịch bệnh, phụ huynh vẫn nên cho con đi tiêm chủng vắc xin đúng lịch. Việc trì hoãn lịch tiêm chủng sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh đã được loại trừ hoặc khiến một số bệnh truyền nhiễm, bội nhiễm như sởi, quai bị, thuỷ đậu, viêm phế quản, viêm phổi. .. trở nên nghiêm trọng hơn và khó điều trị hơn. 

Trong tình hình dịch bệnh hiện nay, việc tiêm vaccine đúng thời điểm và đủ liều là vô cùng quan trọng và cần thiết nhằm đảm bảo phòng ngừa các bệnh đã tiêm và cũng không nhầm lẫn với bệnh khác, không gây lo lắng cho gia đình và cộng đồng. Nếu trong thời điểm này trẻ bị ho hay sốt thì phụ huynh sẽ vô cùng lo sợ không biết triệu chứng này là Covid-19 hay do bệnh khác bởi nhiều triệu chứng của virus Covid-19 giống với cúm hoặc một số bệnh viêm đường hô hấp khác 

Trong vòng 5 năm đầu đời trẻ mới xây dựng được hệ miễn dịch hoàn chỉnh vì thế tiêm chủng đầy đủ là biện pháp tăng cường sức đề kháng hữu hiệu với trẻ. Cha mẹ cần chú ý khi cho con đi tiêm phòng bệnh theo đúng các hướng dẫn của Tổ chức Y tế thế giới WHO và Bộ y tế như mang khẩu trang đúng cách, vệ sinh tay thường xuyên với dung dịch sát khuẩn. Ngoài ra các phụ huynh cần cập nhật thông tin đúng đầy đủ về chủng Covid -19 này nhằm bảo vệ mình cùng con trước Virus Corona. 

 

tham khảo thêm dịch vụ răng sứ venus tại nha khoa bednetal

niềng răng

Ngoài ra bạn có thể tham khảo về:Tự Tin Đón Tết Với Nụ Cười Được Thiết Kế Tỉ Mỉ  / Bệnh hắc lào:1 số nguyên nhân phương pháp điều trị và phòng ngừa bệnh

BEDENTAL – HỆ THỐNG NHA KHOA TIÊU CHUẨN HÀNG ĐẦU

CHI NHÁNH HÀ NỘI

CS1: 7B Thi Sách, Ngô Thì Nhậm, Hai Bà Trưng, Hà Nội - 0934.61.9090
CS2: Tòa nhà CC2, Nguyễn Hữu Thọ, Hoàng Mai, Hà Nội (Bên trong Truehope) - 0934.61.9090

CHI NHÁNH TP.HỒ CHÍ MINH (HCM)

CS1: 53 -55 -57 Phó Đức Chính, Nguyễn Thái Bình, Quận 1, Tp.Hồ Chí Minh - 0766.00.8080
CS2 :Số 25, đường số 7 khu đô thị Cityland Gò Vấp (Ngõ 672A Phan Văn Trị), Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh, Việt Nam -  093 181 0680

CHI NHÁNH THÀNH PHỐ VINH - NGHỆ AN

CS1: 39A Đ. Lê Hồng Phong, Hưng Bình, Thành phố Vinh, Nghệ An - 0934.61.9090

GIỜ HOẠT ĐỘNG:

09h00 – 21h00. Tất cả các ngày trong tuần

Website: https://bedental.vn/

 

 

 

Rate this post