Thư viện chuyên khoa

Răng bị mẻ & những phương pháp khắc phục bằng nha khoa

Răng bị mẻ không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn gây khó khăn trong việc ăn nhai và bảo vệ răng. Tình trạng này có thể do tai nạn, va chạm mạnh, hoặc răng yếu dần theo thời gian. Với sự phát triển của nha khoa hiện đại, có nhiều phương pháp khắc phục hiệu quả như trám răng, bọc răng sứ, hoặc dán veneer. Mỗi giải pháp sẽ được lựa chọn dựa trên mức độ tổn thương và nhu cầu của từng người, giúp khôi phục cả chức năng và vẻ đẹp tự nhiên cho nụ cười.

1. Răng bị mẻ: Khái niệm và nguyên nhân 

Mẻ răng là tình trạng răng bị mất đi một phần nhỏ trong cấu trúc của răng ở phần mọc ngoài hàm – lợi và hoặc thậm chí là cả một phần chân răng. Thường thì vị trí mẻ sẽ ở vùng đầu răng hoặc ở cạnh cắn. Bản thân men răng cũng chỉ là thành phần khoáng phủ trên bề mặt răng, vốn được coi là phần mô cứng chắc nhất trong cơ thể nhưng nó lại có giới hạn ở sức chịu lực. Cũng vì vậy nên khi có lực nhất định tác động đến thì nó có thể bị mẻ.

răng bị mẻ

Hầu hết những trường hợp bị mẻ răng thường xuất phát bởi các nguyên nhân sau:

  • Tai nạn xe cộ: Va đập mạnh vào vùng miệng do tai nạn có thể khiến răng bị nứt, mẻ hoặc gãy hoàn toàn. Mức độ tổn thương tùy thuộc vào lực tác động và vị trí va chạm.
  • Cắn vật cứng: Thói quen cắn đá, mở nắp chai bằng răng hay nhai những thực phẩm quá cứng như kẹo cứng, hạt lựu, xương động vật có thể khiến răng bị nứt hoặc mẻ dần theo thời gian.
  • Ngủ nghiến răng: Tình trạng này xảy ra vô thức khi ngủ, gây áp lực lớn lên răng và có thể làm mòn hoặc mẻ cạnh răng, đặc biệt là răng cửa và răng hàm.
  • Chơi thể thao nhưng không có dụng cụ bảo vệ răng: Những môn thể thao va chạm mạnh như bóng đá, bóng rổ, quyền anh,… có thể khiến răng bị tổn thương nếu không đeo bảo vệ răng chuyên dụng.

Ngoài ra, các yếu tố khác được coi là làm tăng nguy cơ mẻ răng:

  • Bị sâu răng: Sâu răng làm suy yếu cấu trúc răng, khiến răng trở nên giòn và dễ bị mẻ khi có tác động từ bên ngoài.
  • Ăn nhiều thực phẩm không lành mạnh: Việc tiêu thụ quá nhiều bánh kẹo, nước ngọt, hoa quả có tính axit cao khiến khoang miệng tăng tiết axit, làm men răng bị bào mòn theo thời gian và dễ nứt mẻ.
  • Ợ nóng và trào ngược dạ dày thực quản: Axit từ dạ dày trào ngược lên miệng thường xuyên có thể làm mất khoáng men răng, khiến răng yếu hơn và dễ bị mẻ khi nhai.
  • Nghiện rượu hoặc rối loạn ăn uống: Những người thường xuyên nôn do rối loạn ăn uống hoặc uống nhiều rượu làm tăng axit trong miệng, gây xói mòn men răng, khiến răng dễ mẻ hơn.
  • Tuổi cao: Khi tuổi tác tăng, men răng bị bào mòn dần theo thời gian, làm răng yếu hơn và dễ bị mẻ ngay cả khi ăn những thực phẩm thông thường.

2. Ảnh hưởng của răng bị mẻ

Cấu tạo của răng gồm có 3 lớp: men, ngà và tuỷ răng. Lớp ở ngoài cùng gọi là men răng có vai trò bảo vệ cho hai lớp còn lại. Nếu răng bị mẻ thì cấu trúc này cũng bị ảnh hưởng theo. Khi đó lớp ngà và tuỷ răng sẽ lộ ra ngoài khiến răng bị ê buốt khi tiếp xúc với thức ăn lạnh hay chua.

Không những vậy, răng bị mẻ cũng có thể bị vi khuẩn xâm nhập tạo nên nhiều bệnh về răng như sâu răng, viêm tuỷ răng, viêm lợi, . .. Đặc biệt, cạnh răng sẽ trở nên sắc hơn khi mặt răng bị mẻ khiến cho bạn cảm giác hơi cộm trong miệng và khi nhai không cẩn thận có thể làm cho lưỡi bị tổn thương.

3. Bị mẻ răng phải làm sao?

bị mẻ răng nên làm gì

Tuỳ thuộc theo vị trí, kích thước của chỗ răng bị mẻ mà việc xử lý khi mẻ răng cũng có sự khác nhau. Việc xử trí muốn có kết quả tốt nhất cần thực hiện tốt từ khâu xử lý ban đầu cho đến việc điều trị về sau:

Xử lý ban đầu, cách phục hồi răng bị mẻ tại nhà

Đây là khâu có tác dụng giúp làm tăng tỷ lệ thành công của việc điều trị mẻ răng sau này nên cần phải tiến hành đúng các bước:

  • + Bước 1: Lấy tất cả những phần răng bị mẻ, gãy hoặc nứt cho vào một cái hộp khô và sạch rồi mang đến nha sĩ.
  • + Bước 2: Dùng nước ấm vệ sinh những phần răng còn lại để loại bỏ mảng bám.
  • + Bước 3: Đặt một cái khăn lạnh hoặc túi đá lạnh lên trên vết thương (nếu có) để ngăn ngừa sưng tấy.
  • + Bước 4: Đặt lịch hẹn với nha sĩ để xử lý hoàn thiện răng bị mẻ.

Chăm sóc răng bị mẻ trước khi tiến hành điều trị

Nếu không kịp điều trị răng bị mẻ ngay thì trong khoảng thời gian này cần phải chú ý vệ sinh răng tại nhà một cách kỹ lưỡng:

  • + Không nên ăn đồ quá cứng hoặc quá lạnh vì có thể khiến răng bị mẻ nặng thêm và ê buốt.
  • + Sau khi ăn cần súc miệng với nước muối để chống viêm và sát khuẩn.
  • + Trong khi ăn nên cố nhai ở bên hàm không có răng bị mẻ để hạn chế tổn thương.
  • + Hạn chế ăn đồ ăn có nhiều axit nhằm tránh axit bám lại làm tổn thương lên men răng và sức khoẻ của răng.

4. Các phương pháp nha khoa điều trị mẻ răng

điều trị mẻ răng

Hiện nay tình trạng mẻ răng đã có thể được khắc phục rất tốt thông qua các biện pháp điều trị sau:

Hàn răng- Phương pháp điều trị mẻ răng phổ biến

Đây là phương pháp khôi phục lại hình dạng răng ban đầu bằng nhựa composite resin. Theo đó, bác sĩ sẽ dùng ánh sáng cực tím để làm khô và cứng phần răng cần hàn từ đó tiếp tục chỉnh hình tới khi răng có lại nét đẹp tự nhiên như ban đầu. Thời gian duy trì của phương pháp là khoảng 1 năm nhưng nó không có động tác mài răng nên không hề gây ra bất cứ đau đớn nào.

Răng cửa bị mẻ có trám được không? Có, răng cửa bị mẻ hoàn toàn có thể được trám để phục hồi hình dáng và chức năng. Phương pháp trám răng thường được áp dụng cho những trường hợp mẻ nhỏ hoặc vừa, giúp cải thiện thẩm mỹ và bảo vệ răng khỏi tổn thương thêm

Trám răng cửa bị mẻ được bao lâu? Thời gian duy trì của răng cửa trám bị mẻ phụ thuộc vào vật liệu sử dụng, kỹ thuật thực hiện và cách chăm sóc răng miệng. Thông thường:

  • Trám bằng Composite: Kéo dài từ 3 – 7 năm, tùy theo thói quen ăn uống và vệ sinh răng miệng. Nếu trám đúng kỹ thuật và chăm sóc tốt, tuổi thọ có thể cao hơn.
  • Dán mặt sứ Veneer: Duy trì từ 10 – 15 năm, do chất liệu sứ bền hơn và chống mòn tốt hơn Composite.
  • Bọc răng sứ: Có thể dùng từ 15 – 20 năm, tùy vào chất lượng mão sứ và cách bảo quản.

Răng sứ bị mẻ có trám được không? Thông thường, răng sứ bị mẻ không thể trám bằng vật liệu thông thường như Composite vì chất liệu trám không bám chắc vào sứ. Tuy nhiên, vẫn có một số cách để khắc phục như dán sứ hoặc bọc răng sứ tùy theo mức độ tổn thương:

Dán sứ Veneer- Phương pháp điều trị mẻ răng an toàn

So với phương pháp hàn răng thì dán sứ Veneer có tính thẩm mỹ cao hơn rất nhiều. Nha sĩ chỉ cần làm nhám một phần rất mỏng ở mặt ngoài men răng để có không gian thao tác cho các bước tiếp theo. Tiếp sau đó, nha sĩ sẽ tạo miếng dán sứ phù hợp với răng và cố định miếng dán vào răng. Ưu điểm của miếng dán mẻ răng là có thể sử dụng được 30 năm.

Bọc răng sứ- Phương pháp điều trị mẻ răng có độ bền cao

Bọc răng sứ toàn phần sẽ giúp nha sĩ xoá bỏ các tổ chức xung quanh răng và lấy mẫu răng rồi hẹn ngày để lắp cố định nó vào hàm răng. So với hai phương pháp trị mẻ răng ở trên thì phương pháp này có độ bền cao hơn nhiều nhưng nếu không gây tê thì bạn sẽ cần phải chịu một vài kích thích đau buốt.

Dịch vụ nha khoa uy tín BeDental

Nha khoa BeDental là đơn vị uy tín trong lĩnh vực thăm khám và điều trị các bệnh liên quan đến răng miệng.

BEDENTAL – HỆ THỐNG NHA KHOA TIÊU CHUẨN HÀNG ĐẦU

CHI NHÁNH HÀ NỘI

CS1: 7B Thi Sách, Ngô Thì Nhậm, Hai Bà Trưng, Hà Nội - 0934.61.9090
CS2: Tòa nhà CC2, Nguyễn Hữu Thọ, Hoàng Mai, Hà Nội (Bên trong Truehope) - 0934.61.9090

CHI NHÁNH TP.HỒ CHÍ MINH (HCM)

CS1: 53 -55 -57 Phó Đức Chính, Nguyễn Thái Bình, Quận 1, Tp.Hồ Chí Minh - 0766.00.8080
CS2 :Số 25, đường số 7 khu đô thị Cityland Gò Vấp (Ngõ 672A Phan Văn Trị), Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh, Việt Nam -  093 181 0680

CHI NHÁNH THÀNH PHỐ VINH - NGHỆ AN

CS1: 39A Đ. Lê Hồng Phong, Hưng Bình, Thành phố Vinh, Nghệ An - 0934.61.9090

GIỜ HOẠT ĐỘNG:

09h00 – 21h00. Tất cả các ngày trong tuần

Website: https://bedental.vn/

 

Trồng Răng Implant Tổng hợp thông tin bạn cần biết

Trám răng có đau không? BeDental giải đáp

Xem thêm bài viết >>> 10 Cách chữa đau răng tại nhà cùng với những lưu ý khi chữa

Rate this post

1 thoughts on “Răng bị mẻ & những phương pháp khắc phục bằng nha khoa

  1. Pingback: 6 Nguyên nhân khiến răng sứt mẻ - Cách điều trị đơn giản | Nha Khoa Bedental

Comments are closed.