Nhiệt miệng là tình trạng gặp ở nhiều người, thường gây đau sót và khó chịu, ảnh hưởng tới quá trình ăn nhai. Có 7 cách trị nhiệt miệng hiệu quả bằng phương pháp sử dụng nước muối, sữa chua, bã chè khô, dầu dừa, mật ong, baking soda và nước súc miệng chuyên dụng.
Nhiệt miệng là gì
Nhiệt miệng (hay còn gọi là loét miệng) là một tình trạng lâm sàng thường gặp và có thể xảy ra khi niêm mạc miệng bị tổn thương do bị kích ứng. Nó có thể làm cho miệng bị khô, khó chịu và gặp khó khăn trong việc ăn và trò chuyện.
Các triệu chứng của nhiệt miệng có thể bao gồm những vết loét trên miệng, lưỡi, nướu hoặc lưỡi gây bỏng rát, đau, ngứa ran và khó nuốt. Có nhiều nguyên nhân khác nhau có thể dẫn đến nhiệt miệng, bao gồm các bệnh miệng như lão hoá, stress, chấn thương miệng, dị ứng thức ăn và các thuốc nhất định.
Việc điều trị nhiệt miệng tuỳ thuộc vào nguyên nhân gây ra bệnh, nó có thể bao gồm các thuốc giảm đau và chống viêm hoặc thuốc chống viêm, hoặc các biện pháp vệ sinh miệng thông thường như xúc miệng với dung dịch muối hoặc nước muối ấm.
Nhiệt miệng có nguy hiểm không
Nhiệt miệng không gây đe doạ đến sức khoẻ của người bệnh, tuy nhiên, nó sẽ tạo ra rất nhiều khó chịu và ảnh hưởng đến chất lượng sống của người bệnh bị ảnh hưởng. Một số triệu chứng của nhiệt miệng thông thường bao gồm nóng rát, ngứa, sưng và đau, khó tiêu và suy giảm khẩu vị.
Tuy nhiên, nếu nhiệt miệng được bỏ qua và không được phát hiện và chữa trị sớm, nó sẽ dẫn đến các biến chứng trầm trọng hơn bao gồm tiêu chảy và viêm phổi, gây ảnh hưởng đến tính mạng và sức khoẻ tổng thể của người bệnh.
Do đó, nếu bạn bị nhiệt miệng kéo dài hoặc có những triệu chứng nặng hơn, bạn nên hỏi ý kiến các bác sĩ để được chẩn đoán và chữa trị sớm.
1. Nguyên nhân gây ra tình trạng loét miệng có thể là do:
- Thiếu hụt lượng vitamin B12, C, Zn, Fe,… và dưỡng chất.
- Tai nạn ở vùng má như không may cắn vào má, bị ngã,… làm hình thành các vết lở loét miệng.
- Đánh răng quá mức kết hợp dùng kem đánh răng có lượng Xylitol (hay còn gọi là chất cồn) cao ảnh hưởng đến bề mặt xung quanh khoang miệng.
- Những thức ăn nhạy cảm như dâu tây, các loại hạt,… và đặc biệt các thực phẩm có vị chua, cay.
- Phản ứng với vi khuẩn Helicobacter pylori gây bệnh viêm loét dạ dày tá tràng.
- Các hormone bị thay đổi trong thời kỳ kinh nguyệt. Lúc này do khí âm tích tụ trong người, làm nhiệt độ thân nhiệt cao dẫn tới mụn nhọt, lở loét tại các vị mô mềm trong miệng.
- Mắc bệnh lý về răng miệng như sâu răng, viêm tủy, viêm lợi,… gây viêm loét miệng. Trong thời gian dài nếu không được chữa trị đúng cách, vi khuẩn có hại từ các bệnh lý trên sẽ tấn công trực tiếp lên các mô mềm trong miệng..
2. Tổng hợp các cách trị nhiệt miệng trong 1 ngày
Các vết thương loét vì nhiệt miệng thông thường sẽ không lưu lại sẹo và phải cần ít nhất 2 tuần mới chữa dứt điểm. Để quá trình ăn uống nuốt không bị cản trở, dưới đây là 7 cách điều trị viêm loét đơn giản, nhanh chóng ở nhà ngay trong 1 ngày với những thành phần dễ kiếm gồm nước ấm, chanh, lá chè xanh khô, tinh dầu bạc hà, muối, baking soda và dung dịch súc miệng chuyên biệt.
Xem thêm: Tẩy trắng răng bằng máng
2.1. Chữa trị nhiệt miệng trong 1 ngày bằng nước muối
Dùng nước muối là biện pháp chữa trị nhiệt miệng trong 1 ngày mang lại tính hiệu quả cao, dễ dàng thực hiện và không tốn kém kinh phí. Trong nước muối chứa thành phần chính là natri clorua lành tính giúp kháng viêm và ức chế sự tăng trưởng của vi khuẩn gây loét miệng
Có thể mua nước muối đóng chai ở hiệu thuốc hoặc tự pha ở nhà theo công thức sau:
Bước 1: Chuẩn bị 5g muối sạch, 250ml nước sôi để nguội.
Bước 2: Hòa tan hỗn hợp trên và sử dụng.
Súc miệng bằng nước muối khoảng 30 giây thì nhổ ra, nên thực hiện từ 2-3 lần/ngày thì vết loét sẽ nhanh chóng lành.
Xem thêm: Lấy cao răng tại nhà
2.2. Sữa chua có tác dụng chữa loét miệng
Ngoài việc có hàm lượng di dưỡng cao, sữa chua còn chứa hàm lượng men vi sinh sống probiotics giúp bảo vệ lợi khuẩn có trong hệ tiêu hóa. Tình trạng nhiệt miệng xảy ra có thể kể đến nguyên nhân do vi khuẩn Hp hoặc bệnh về đường ruột. Ăn sữa chua mỗi ngày làm cân bằng hệ vi sinh, ngăn ngừa tình trạng lở loét miệng và bảo vệ sức khỏe dạ dày.
2.3. Mẹo chữa nhiệt miệng hiệu quả với bã chè khô
Theo như nghiên cứu, trong chè bã khô chứa chất tanin có tác dụng chữa viêm loét miệng nhanh chóng, an toàn và hiệu quả. Mỗi lần uống trà, bạn để lại phần bã chè khô để đắp khoảng 2-3 phút/lần lên trực tiếp vết lở, sau đó vứt bỏ và súc sạch miệng với nước. Bạn nên thực hiện 1-2 lần/ngày giúp giảm sưng tấy và chống viêm nhiễm.
2.4. Dùng dầu dừa có tác dụng chữa nhiệt miệng
Ngoài công dụng làm đẹp, dầu dừa có chứa thành phần acid lauric tự nhiên giúp kháng khuẩn, kháng viêm tốt. Sử dụng dầu dừa điều trị nhiệt miệng giúp bạn giảm đau, giảm sưng và vết loét nhanh lành. Bạn cần lấy ½ thìa dầu dừa nguyên chất bôi vào vết thương khoảng 1 phút từ 2-3 lần mỗi ngày. Sau khi bôi, bạn nên hạn chế nuốt nước bọt để tăng hiệu quả của dầu dừa bao phủ trên bề mặt các mô mềm.
2.5. Dùng mật ong để chữa trị bệnh nhiệt miệng
Không những mật ong có hàm lượng vitamin cao mà còn chứa các chất kháng khuẩn, kháng viêm. Sử dụng mật ong để điều trị nhiệt miệng giúp các vết loét giảm sưng, giảm đỏ.
Lấy ½ thìa cà phê mật ong, bạn bôi trực tiếp lên vết thương với tần suất từ 3-4 lần/ngày. Hoặc bạn có thể sử dụng mật ong pha nước ấm uống hằng ngày, nên để hỗn hợp từ từ thẩm thấu ở trong miệng và sau đó cho đi xuống cuống họng.
2.6. Dùng baking soda để chữa trị nhiệt miệng
Dùng bột nở baking soda là một trong những cách chữa trị viêm loét miệng an toàn và nhanh khỏi. Đây là hợp chất muối có chứa natri bicarbonat, nguyên liệu được dùng trong ngành dược phẩm có công dụng giúp trung hòa độ pH trong miệng và giúp vết lở mau lành.
Cách chữa bệnh loét miệng bằng baking soda rất đơn giản, bằng cách sau:
Bước 1: Pha 5g baking soda với 250ml nước sạch.
Bước 2: Hòa tan dung dịch trên, sau đó bạn súc miệng trong khoảng 30 giây, nhổ ra và rửa lại miệng với nước sạch.
Mỗi ngày thực hiện súc miệng từ 2-3 lần và sau 1 tuần vết lở loét gần như biến mất.
Xem thêm: Hôi miệng là gì ?
2.7. Sử dụng nước súc miệng nha khoa chuyên dụng
Nước súc miệng thông thường không chỉ khử mùi khó chịu ở khoang miệng mà còn có tác dụng tiêu diệt một số loại vi khuẩn sinh ra trong tình trạng lở loét trong miệng. Ngoài ra, một số nước súc miệng còn có chức năng giúp chống sưng viêm và ngăn chặn tình trạng này tái diễn
Bạn có thể hoà chung dung dịch súc miệng với nước ấm và sử dụng 2-3 lần mỗi ngày sau bữa tối. Lưu ý, nên súc miệng đúng cách và không lạm dụng dẫn đến phản ứng ngược.
Tác hại của nhiệt miệng
Nhiệt miệng có thể gây ra nhiều phiền toái và ảnh hưởng đối với sức khoẻ và chất lượng cuộc sống của người bị ảnh hưởng. Các tác hại của nhiệt miệng có thể bao gồm:
Đau rát và khó chịu: Nhiệt miệng có thể làm cho miệng trở nên nóng rát, khó chịu và gây cản trở đối với việc ăn uống và trò chuyện.
Khó nuốt: Nếu nhiệt miệng làm xuất hiện những vết loét ở vòm họng, người bệnh sẽ gặp khó khăn trong việc nuốt thực phẩm hoặc đồ uống.
Ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống: Nhiệt miệng có thể làm cho người bệnh khó chịu và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh, như khả năng làm việc và tham gia các hoạt động xã hội.
Tăng nguy cơ nhiễm khuẩn: Những vết loét của nhiệt miệng có thể là nơi cư trú của vi khuẩn và virus có thể dẫn đến nguy cơ nhiễm khuẩn và những nguy cơ bệnh tật khác.
Ảnh hưởng đến sức khoẻ: Nhiệt miệng có thể làm cho người bệnh khó chịu và khó nuốt, dẫn đến nguy cơ thiếu hụt dinh dưỡng và suy dinh dưỡng.
Vì vậy, nếu bạn gặp các triệu chứng nhiệt miệng, bạn cần hỏi ý kiến các bác sỹ để có thể chẩn đoán và điều trị sớm.
3. Các cách giúp phòng ngừa nhiệt miệng
Bệnh nhiệt miệng sẽ tự hết không phải chữa trị nhưng có thể gây viêm loét kéo dài. Vì thế, nhiệt miệng mang đến những khó khăn cho quá trình ăn uống. Để phòng tránh bạn cần:
Bổ sung vitamin cho cơ thể:
Để tăng cường sức khỏe cho cơ thể và ngăn ngừa vi khuẩn gây bệnh nhiệt miệng, bạn nên có chế độ ăn uống khoa học và bổ sung thêm một số loại vitamin cần thiết như:
- Vitamin B có nhiều trong thực phẩm như cá, trứng, sữa,…
- Vitamin K, axit folic có nhiều trong rau xanh màu đậm như súp lơ, cải thìa, rau chân vịt, măng tây,…
- Chứa sắt bao gồm các thức ăn như cá, tôm, hàu, gan gà, trứng, ngũ cốc,…
- Vitamin tổng hợp có trong nhiều loại hoa củ quả như nước dừa, táo, nho, bưởi,…
Hạn chế những thức ăn tạo nên cảm giác nóng trong cho cơ thể như đồ uống có ga (nước ngọt, rượu bia) , một số loại trái cây chua (nho, táo, . .) , thực phẩm cay nóng, . ..
Giảm căng thẳng và dậy sớm tránh làm việc thức khuya gây tác động xấu cho cơ thể.
Tránh mắc các bệnh về răng lợi theo cách: dùng kem đánh răng phù hợp, lựa chọn bàn chải lông mềm, nuốt và nhai kỹ, không ăn đồ thô cứng, . ..
Vệ sinh răng miệng an toàn và sạch sẽ với việc chải răng 2-3 lần/ngày sau ăn uống kết hợp dùng nước súc miệng.
Dưới đây là bài viết mà Bedental chia sẻ, bạn có thắc mắc gì cần giải đáp hoặc tư vấn về tình trạng hiện tại có thể liên lạc với đội ngũ bác sĩ để được giải đáp chi tiết tận tình nhất .
Những lưu ý khi bị nhiệt miệng
Khi bị nhiệt miệng, bạn nên chú ý đến một số điểm sau đây để giảm thiểu tác động của nhiệt miệng và hỗ trợ cho việc điều trị:
Tránh ăn các loại thực phẩm có tính chất kích thích như cay, chua, mặn và các thực phẩm cứng, khô.
Uống đủ nước để giữ cho cơ thể luôn đủ nước, giúp giảm nguy cơ mắc bệnh và giảm triệu chứng của nhiệt miệng.
Rửa miệng bằng nước muối ấm hoặc dung dịch súc miệng để làm sạch và giảm sưng, đau và cháy rát.
Tránh sử dụng các sản phẩm chứa cồn, như bia, rượu, nước hoa miệng, và tránh hút thuốc lá.
Hạn chế tiếp xúc với các chất kích thích như thuốc lá, rượu, cà phê và các chất cay.
Chăm sóc và vệ sinh răng miệng đúng cách, bao gồm đánh răng đầy đủ và sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch vùng miệng.
Thay đổi khẩu vị và ăn uống một chế độ ăn lành mạnh, bao gồm nhiều rau củ và trái cây, và giảm thiểu ăn đồ chiên, mỡ và đồ ngọt.
Nếu triệu chứng nhiệt miệng không giảm sau một thời gian, bạn nên đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Tư vấn chuyên môn bài viết:
BÁC SĨ DƯƠNG THỊ THÙY NGA
Bác sĩ chỉnh nha tổng hợp
Ngôn ngữ giao tiếp: Tiếng Việt, Tiếng Anh, Tiếng Nga
Đặt Lịch Hẹn
Xem Hồ Sơ
Tư vấn chuyên môn bài viết:
BÁC SĨ DƯƠNG THỊ THÙY NGA
BEDENTAL – HỆ THỐNG NHA KHOA TIÊU CHUẨN HÀNG ĐẦU
CHI NHÁNH HÀ NỘI
CS1: 7B Thi Sách, Ngô Thì Nhậm, Hai Bà Trưng, Hà Nội - 0934.61.9090
CS2: Tòa nhà CC2, Nguyễn Hữu Thọ, Hoàng Mai, Hà Nội (Bên trong Truehope) - 0934.61.9090
CHI NHÁNH TP.HỒ CHÍ MINH (HCM)
CS1: 53 -55 -57 Phó Đức Chính, Nguyễn Thái Bình, Quận 1, Tp.Hồ Chí Minh - 0766.00.8080
CS2 :Số 25, đường số 7 khu đô thị Cityland Gò Vấp (Ngõ 672A Phan Văn Trị), Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh, Việt Nam - 093 181 0680
CHI NHÁNH THÀNH PHỐ VINH - NGHỆ AN
CS1: 39A Đ. Lê Hồng Phong, Hưng Bình, Thành phố Vinh, Nghệ An - 0934.61.9090
GIỜ HOẠT ĐỘNG:
09h00 – 21h00. Tất cả các ngày trong tuần
Website: https://bedental.vn/
Pingback: Nhiệt ở lưỡi : Nguyên nhân và 4 cách điều trị nhiệt ở lưỡi hiệu quả | Nha Khoa Bedental