Thư viện chuyên khoa

Trứng ngỗng thực sự có lợi cho phụ nữ mang thai ? 1 vài điều cần lưu ý

Trứng ngỗng thực sự có lợi cho phụ nữ mang thai ? 1 vài điều cần lưu ý sẽ được Bedental chia sẻ qua bài viết dưới đây, cùng tìm hiểu nhé !

Từ xưa, trứng ngỗng đã được coi là thực phẩm tốt cho bà bầu. Vậy thực hư nó có tốt được như lời đồn thổi không? Bà bầu nên chọn trứng ngỗng hoặc trứng gà tốt hơn? 

1.Thành phần dinh dưỡng và tác dụng của trứng ngỗng 

  •  Trứng ngỗng có kích cỡ và trọng lượng cao hơn gấp 3-4 lần trứng gà. tuy không phổ biến và nhiều hơn trứng gà nên từ lâu đã được rất được ưa chuộng và coi như thực phẩm bổ dưỡng cho phụ nữ mang thai. Quan niệm ăn trứng ngỗng giúp cơ thể mập, khoẻ mạnh và trắng treo là suy nghĩ vẫn được mọi người duy trì cho đến tận hôm nay. 

 Thành phần dinh dưỡng của trứng ngỗng 

  •  Trứng ngỗng có thành phần dinh dưỡng khá đa dạng. Trong đó có chứa: protein, lipid, sắt và nhiều khoáng chất đa dạng (calxi, phosphor, magie, canxi, sắt. .) , các vitamin (như: vitamin A, vitamin B, vitamin B2, B9, vitamin C, D, E, . ..) . .. 

 Tác dụng của trứng ngỗng với cơ thể 

  •  Tốt cho hệ miễn dịch: Trong trứng có lượng vitamin rất phong phú cần thiết cho cơ thể, giúp cơ thể khoẻ, phòng chống bệnh tật và tăng cường hệ miễn dịch. Các khoáng chất và vitamin trong trứng cũng đặc biệt tốt cho não bộ. 
  •  Giúp cải thiện làn da và tóc: Nguồn vitamin dồi dào trong trứng cũng đặc biệt tốt cho da và tóc vì giúp sản xuất collagen, mạch máu, tái tạo và cải thiện sắc tố da. 
  •  Bổ sung protein cho cơ thể: với hàm lượng protein rất cao, trứng ngỗng là thực phẩm cực tốt cho những người luyện tập thể thao hoặc tập gym để rèn luyện tăng cường sức khoẻ. 
  •  Tốt cho máu: trong đó cũng có rất nhiều sắt và kali, giúp hỗ trợ điều trị bệnh thiếu máu, cải thiện chức năng của hệ tuần thể, phòng ngừa loãng xương, . .. 
Trứng ngỗng là thực phẩm chứa thành phần dinh dưỡng khá đa dạng
Trứng ngỗng là thực phẩm chứa thành phần dinh dưỡng khá đa dạng

=>> Tham khảo thêm : Nấm hương và 6 lợi ích bất ngờ của nấm hương

2. Trứng ngỗng và trứng gà loại nào tốt hơn?

Trứng ngỗng to và nặng gấp 4 lần trứng gà nhưng thành phần dinh dưỡng liệu có như trứng gà hay không? 

 So sánh thành phần dinh dưỡng của trứng ngỗng và trứng gà 

  •  Trong 100gr trứng ngỗng có chứa: 13 gram protein; 14,2 gram lipid; 360 mcg vitamin A; 71 mg canxi; 210 mg phosphor; 3,2 mg sắt; 0,15 mg vitamin B 1; 0,3 mg vitamin B 2; 0,1 mg vitamin PP; . … 
  •  Trong 100 gram trứng gà chứa: 14,8 gram protein; 11,6 gram lipid; 700 mcg vitamin A; 55 mg canxi; 2,7 mg sắt; 1,29 mcg vitamin B 12; . .. 
  •  Nên có thể thấy, nó có hàm lượng dinh dưỡng thấp hơn nhưng lại có hàm lượng lipid cao hơn trứng gà. Các vitamin và khoáng chất cần thiết cho sức khoẻ của trứng ngỗng cũng không bằng trứng gà. 

 Nhưng trứng ngỗng vẫn được coi là tốt với bà bầu? 

  •  Từ xưa đến giờ, người nông dân thường chỉ nuôi ngỗng lấy trứng. Số lượng ngỗng trong tự nhiên không lớn. Bởi vì càng hiếm và quả lớn nên được quý. Trong dân gian, trứng ngỗng càng ít lại càng được quý vì thường để dành cho bà bầu tẩm bổ. Thế nên không khó hiểu tại sao trứng ngỗng lại được quý đến vậy. Cho đến thời hiện đại khi khoa học đã chứng minh được thành phần dinh dưỡng trong đó thì quan niệm này mới dần dần thay đổi. 
Trứng ngỗng có thành phần dinh dưỡng không bằng trứng gà
Trứng ngỗng có thành phần dinh dưỡng không bằng trứng gà

3. Bà bầu ăn trứng ngỗng có nên không?

Dù hàm lượng dinh dưỡng trong trứng đã được chứng minh là thấp hơn trứng gà nhưng nhiều người lại cho đây là thực phẩm không thể thiếu trong thời kỳ mang thai. Vậy bà bầu ăn trứng ngỗng có được không? 

 Nên ăn để đổi bữa 

  •  Trứng gà vẫn luôn là nguồn dinh dưỡng hàng đầu được khuyên dùng cho bà bầu. Tuy nhiên, các mẹ bầu cũng có thể đổi bữa bằng trứng ngỗng để chống ngấy nếu thích. Trứng ngỗng có thể luộc hay chiên giòn ăn cùng rau sống giúp bà bầu dễ dàng đổi món và vẫn đảm bảo đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể để nuôi dưỡng bào thai. 

 Ăn nhiều trứng ngỗng làm tăng nguy cơ béo phì 

  •  Với việc so sánh hàm lượng dinh dưỡng nêu trên cho thấy rõ, trong trứng có chứa nhiều cholesterol và giàu lipid. Đây là những chất không tốt đối với sức khoẻ của phụ nữ mang thai. Nếu ăn quá nhiều sẽ dẫn tới gia tăng cholesterol trong máu, dư cân, béo phì, làm ảnh hưởng nghiêm trọng cho sức khoẻ của mẹ và bé. Vậy nên, các mẹ bầu chỉ nên đổi bữa bằng trứng ngỗng với số lượng hạn chế, không nên lạm dụng để tránh những trường hợp xấu ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ. 
Bà bầu ăn trứng ngỗng với lượng vừa phải để tránh gây béo phì
Bà bầu ăn trứng ngỗng với lượng vừa phải để tránh gây béo phì

=>> Tham khảo thêm : Quả táo tàu là gì? 1 số lợi ích

4. Những tác dụng tích cực của việc bà bầu ăn trứng ngỗng 

 Bà bầu ăn trứng ngỗng tốt cho trí não của thai nhi 

  •     Một số chuyên gia đã đưa ra lời khuyên rằng bà bầu ăn trứng ngỗng sẽ có ích cho thai nhi. So với những loại trứng thông thường, lòng đỏ trứng có chứa hơn một nửa lecithin trong thành phần dinh dưỡng. Lecithin là hợp chất đặc biệt có lợi của não bộ và mô thần kinh. Vì vậy, nếu bà bầu ăn khi mang thai, bạn sẽ có thêm cơ hội giúp bé yêu trở nên thông minh hơn nhé. 

 Bà bầu ăn phòng ngừa cảm lạnh 

  •  Vào những ngày thời tiết biến đổi bất thường, mẹ bầu có thể dễ bị cảm lạnh và cảm thấy không được khoẻ. Do đó, để phòng ngừa cảm cúm, bạn có thể thêm  vào chế độ ăn. Biện pháp này sẽ giúp mẹ bầu có thêm nhiều năng lượng hơn trong những hoạt động hàng ngày cũng như bảo vệ mình khỏi bệnh tật vì trong trứng chứa nhiều vitamin và khoáng chất. 

 Bầu ăn tăng cường trí nhớ 

  •  Trong quá trình mang thai, vì sự khó chịu về cơ thể hay những thay đổi của môi trường xung quanh nên bạn thường cảm thấy mệt mỏi hoặc bị suy giảm trí nhớ. Vào thời điểm này, bạn có thể ăn sáng với trứng ngỗng luộc hoặc cho trứng ngỗng vào bát rồi đánh đều và hấp chín. Cứ 5 ngày, bạn sẽ cảm thấy trí nhớ được cải thiện rất nhiều. 

 Giàu amino axit 

  •  Trứng ngỗng chứa những axit amin thiết yếu cho phụ nữ mang thai và các vi chất dinh dưỡng vitamin A, D, E, riboflavin và thiamine cùng nhiều chất khoáng kẽm, sắt, canxi. Các thực phẩm khác cũng có thể chứa các chất dinh dưỡng này tuy nhiên trứng ngỗng là món chứa những axit amin đầy đủ, nhiều chất dinh dưỡng hơn và dễ hấp thu hơn. 
  •  Tốt cho phụ nữ mang thai 
  •  Ăn trứng ngỗng có khả năng đẩy nhanh quá trình thụ thai. Mẹ bầu ăn trứng ngỗng sẽ tốt cho sức khoẻ của tử cung do giàu axit folic. 

Chọn trứng ngỗng chuẩn

  • Những thực phẩm nào dùng cho bà bầu đều phải cẩn trọng khi lựa chọn. Trong cả giai đoạn mang thai mỗi bà bầu có thể ăn từ 2-3 quả trứng ngỗng. Để chọn được trứng tốt nhất thì mẹ bầu nên chú ý cách chọn sao cho đúng. Chọn quả trứng cầm nặng tay, lắc qua không có cảm giác có tiếng nổ ở bên trong, vỏ trứng còn mới. Trứng vịt mới nở là tốt nhất cho bà bầu. 

Những lưu ý về dinh dưỡng trong thai kỳ 

 Người xưa quan niệm rằng, bà bầu phải ăn cho cả 2 người nên càng ăn nhiều càng tốt. Tuy nhiên, trên thực tế có rất nhiều bà bầu mắc phải tình trạng thừa cân, béo phì, tiểu đường thai kỳ, gây nguy hại cho sức khoẻ của mẹ và con do ăn uống không hợp lý. Vậy nên phụ nữ trong giai đoạn mang thai cần phải chú ý chế độ dinh dưỡng như sau: 

 Kiểm soát lượng dinh dưỡng mỗi ngày 

  •  Mẹ bầu không nên ăn quá nhiều, nhất là những đồ bổ béo, ít tinh bột, nhiều đạm. Nên điều chỉnh lượng dinh dưỡng theo từng giai đoạn mang thai. 3 tháng đầu, bà bầu cần khoảng 2.200 Kcal mỗi ngày. 3 tháng cuối, lượng dinh dưỡng phải nâng dần với khoảng 2.550 Kcal mỗi ngày. Tuỳ theo thể trạng của từng người mà lượng calo cần có thể thay đổi. 
Bà bầu nên đa dạng thực phẩm để cung cấp đủ dưỡng chất cho cơ thể
Bà bầu nên đa dạng thực phẩm để cung cấp đủ dưỡng chất cho cơ thể

Nên đa dạng thực phẩm

  • Thực đơn của bà bầu phải đa dạng về thức ăn và thay đổi bữa thường xuyên để đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Nên chọn các món rau xanh đậm và nhiều chất xơ. Tránh thực phẩm khó tiêu và không ăn các món đồ nhiều chất béo như trứng ngỗng. 

Bà bầu có thể ăn trứng ngỗng vào tháng thứ mấy trong thai kỳ 

  • Trứng ngỗng bổ dưỡng cho bà bầu nhưng nhiều chị em băn khoăn nên ăn ở tháng thứ mấy thai kỳ là tốt nhất. Trên thực tế, trứng ngỗng tương tự trứng gà và trứng vịt nên bà bầu có thể ăn vào bất cứ thời gian nào khi mang thai.
  • Tuy nhiên, trứng ngỗng vị tanh hơn, khó tiêu và có thể bị đầy hơi, trướng bụng nên bà bầu không được ăn vào 3 tháng đầu mang thai. Những cơn ốm nghén vào thời điểm này cũng có thể gây ra cảm giác khó chịu và nôn ói khi bà bầu ăn trứng ngỗng.Qua phân tích có thể thấy, ăn trứng ngỗng kể từ tháng thứ 3 trở đi sẽ giúp bà bầu có thai kỳ khoẻ hơn, thai nhi được bổ sung đủ chất dinh dưỡng khi đang ở trong bụng mẹ.

Bà bầu nào không được ăn trứng ngỗng ?

  • Trong thực tế, không có bất cứ giới hạn nào về việc ăn trứng ngỗng trong khi mang thai, trừ khi bà bầu có dị ứng hoặc nhạy cảm với thực phẩm này.
  • Tuy nhiên, có một số quan điểm cho rằng trứng ngỗng gây nóng trong người và có tính hàn, do vậy, nếu bà bầu có cơ địa nóng hoặc có những vấn đề về sức khoẻ như bệnh gan hoặc thận thì việc ăn quá nhiều trứng ngỗng có thể không tốt cho sức khoẻ.
  • Ngoài ra, bà bầu nên lưu ý về nguồn gốc của trứng ngỗng để đảm bảo chúng không bị nhiễm khuẩn hoặc chứa hoá chất độc hại.
  •  Nếu bà bầu thích ăn trứng ngỗng thì nên lựa chọn những quả trứng tươi sống và đảm bảo nấu chín đầy đủ trước khi ăn nhằm tránh nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn và những bệnh truyền nhiễm.
  • Tuy nhiên, việc bà bầu nên có chế độ ăn uống lành mạnh và cân đối, với những nhóm thức ăn đa dạng, bao gồm protein, béo và carbohydrate nhằm đảm bảo sức khoẻ tốt nhất cho mẹ và bé. Nên hỏi ý kiến của bác sỹ hoặc chuyên gia dinh dưỡng nếu có bất cứ thay đổi nào trong thói quen ăn uống khi mang thai.

Tác dụng khác của trứng ngỗng cho mọi thành viên trong gia đình 

Trứng ngỗng có hàm lượng cholesterol thấp hơn so với trứng vịt, giúp giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Trứng ngỗng có hàm lượng cholesterol thấp hơn so với trứng vịt, giúp giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Trứng ngỗng có nhiều tác dụng với sức khỏe con người như sau:

  1. Tăng cường sức miễn dịch: Trứng ngỗng là nguồn cung cấp protein chất lượng cao cùng các vitamin và khoáng chất cần thiết, giúp cơ thể chống lại các bệnh và tăng cường sức miễn dịch.
  2. Cải thiện sức khỏe não bộ: Trứng ngỗng là nguồn cung cấp choline, một loại chất dinh dưỡng thiết yếu đối với sự tăng trưởnghoạt động của não bộ. Choline cũng được biết đến giúp cải thiện trí nhớ và tập trung.
  3. Giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch: Trứng ngỗng hàm lượng cholesterol thấp hơn so với trứng vịt, giúp giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
  4. Cải thiện sức khoẻ tóc: Trứng ngỗng cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng bao gồm protein và vitamin A, giúp tăng cường sức khỏe da và mái tóc.
  5. Tăng cường sức khỏe xương: Trứng ngỗng cung cấp một lượng lớn vitamin D, chất dinh dưỡng có vai trò thiết yếu đối với quá trình tổng hợp canxi và phosphorus, giúp tăng cường sức khỏe xương và ngăn ngừa loãng xương.

Tuy nhiên, giống với bất cứ loại thức ăn nào khác, việc sử dụng trứng ngỗng nên được giới hạn để sức khoẻ tốt nhất.

Trứng ngỗng nên ăn bao nhiêu quả một tuần, ăn nhiều trứng ngỗng có sao không ? 

Không có một con số chính xác cho lượng trứng ngỗng bạn ăn trong một tuần,  nó tuỳ thuộc vào chế độ dinh dưỡng của mỗi cá nhân và tình hình sức khoẻ của họ. Tuy nhiên, một số chuyên gia dinh dưỡng khuyên bạn ăn khoảng 1-2 quả trứng ngỗng mỗi tuần, trong khi đó, những chuyên gia khác khuyến cáo bạn ăn ít hơn nữa.

Tuy nhiên, nếu bạn có những vấn đề về sức khoẻ như cao huyết áp, cholesterol cao hoặc béo phì, bạn nên giảm số lượng trứng ngỗng trong chế độ ăn uống của mình. Điều này bởi vì trứng ngỗng có rất nhiều cholesterol và calo hơn so với trứng gà, do đó việc ăn quá nhiều trứng ngỗng có thể gây tổn hại đến sức khoẻ của bạn.

Ngoài ra, nếu bạn đang có ý định giảm cân để  cân nặng khoẻ mạnh thì bạn nên giảm số lượng trứng ngỗng trong chế độ ăn uống của mình và phối hợp với các nhóm thức ăn khác nhằm duy trì một chế độ ăn uống cân đối và đủ dinh dưỡng.

Những lưu ý khi ăn trứng ngỗng ?

Không ăn quá no: Trứng ngỗng có chứa protein và cholesterol, do vậy, bạn cần ăn ít để tránh tăng cân hoặc làm tổn hại cho cơ thể.
Không ăn quá no: Trứng ngỗng có chứa protein và cholesterol, do vậy, bạn cần ăn ít để tránh tăng cân hoặc làm tổn hại cho cơ thể.

Khi ăn trứng ngỗng, bạn nên chú ý những điều sau:

  1. Chọn trứng ngỗng ngon: Trứng ngỗng ngon sẽ có vỏ dày, không bị vỡ và không có mùi khó chịu. Nếu trứng có vỏ mỏng hoặc rạn nứt, có thể bị nhiễm khuẩn và hại cho cơ thể.
  2. Chế biến đúng cách: Trứng ngỗng có thể được chế biến thành nhiều món ăn khác nhau, tuy nhiên bạn cần chắc chắn rằng trứng đã chín kỹ trước khi ăn. Nếu ăn trứng sống hoặc không chín thì bạn có thể bị nhiễm khuẩn Salmonella.
  3. Thận trọng khi ăn trứng ngỗng nướng: Khi nướng trứng ngỗng, bạn cần lưu ý về nhiệt độ nướng để tránh trứng chín quá nhanh hoặc không chín kỹ. Nếu trứng không chín kỹ, bạn có thể bị nhiễm khuẩn.
  4. Không ăn quá no: Trứng ngỗng chứa protein và cholesterol, do vậy, bạn cần ăn ít để tránh tăng cân hoặc làm tổn hại cho cơ thể.
  5. Chú ý về dị ứng: Nếu bạn có dị ứng với trứng, bạn cần tránh ăn trứng ngỗng hoặc tham khảo ý kiến ​​bác sĩ trước khi ăn.

Bảo quản đúng cách: Trứng ngỗng cần phải để trong tủ lạnh và dùng trong vòng 3-4 ngày từ khi mua. Không nên giữ trứng ngỗng ở nhiệt độ phòng quá lâu, bởi vì nó có thể dẫn đến nhiễm khuẩn.

Trứng ngỗng kỵ với thực phẩm gì ?

Nếu bạn có triệu chứng khó tiêu thì ăn trứng ngỗng sẽ làm tình trạng càng trở nên tồi tệ hơn nữa. Ngoài ra, trứng ngỗng cũng không nên ăn phối hợp với một số loại thức ăn như:

  1. Hành tây: Hành tây chứa nhiều chất gây nóng và làm cho cơ thể bạn cảm thấy khó chịu. Kết hợp hành tây với trứng ngỗng sẽ làm gia tăng khả năng đầy hơi và khó tiêu.
  2. Thịt heo: Trứng ngỗng và thịt đều có hàm lượng proteinchất béo cao, ăn quá nhiều sẽ gây sức ép lên cơ thể và không tốt cho dạ dày.
  3. Rượu: Ăn trứng ngỗng kết hợp với rượu sẽ làm gia tăng lượng nhiệt trong cơ thể gây ra những vấn đề về dạ dàytiêu hoá.
Ăn trứng ngỗng kết hợp với rượu sẽ làm gia tăng lượng nhiệt trong cơ thể và gây ra những vấn đề về dạ dày và tiêu hoá.
Ăn trứng ngỗng kết hợp với rượu sẽ làm gia tăng lượng nhiệt trong cơ thể và gây ra những vấn đề về dạ dày và tiêu hoá.

Tuy nhiên, nếu bạn ăn trứng ngỗng với các loại rau củ như cà rốt, cải xoăn, bông cải xanh, . .. sẽ giúp cân bằng dưỡng chấtgiúp hấp thụ tốt hơn nữa. Nên nhớ, ăn uống là tùy theo cơ thể từng người bạn cần hiểu biết hơn về sức khoẻchế độ ăn phù hợp với bản thân.

Bạn có thể tham khảo thêm về dịch vụ của Nha Khoa Bedental: hàm duy trì

niềng răng bao nhiêu tiền

BEDENTAL – HỆ THỐNG NHA KHOA TIÊU CHUẨN HÀNG ĐẦU

CHI NHÁNH HÀ NỘI

CS1: 7B Thi Sách, Ngô Thì Nhậm, Hai Bà Trưng, Hà Nội - 0934.61.9090
CS2: Tòa nhà CC2, Nguyễn Hữu Thọ, Hoàng Mai, Hà Nội (Bên trong Truehope) - 0934.61.9090

CHI NHÁNH TP.HỒ CHÍ MINH (HCM)

CS1: 53 -55 -57 Phó Đức Chính, Nguyễn Thái Bình, Quận 1, Tp.Hồ Chí Minh - 0766.00.8080
CS2 :Số 25, đường số 7 khu đô thị Cityland Gò Vấp (Ngõ 672A Phan Văn Trị), Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh, Việt Nam -  093 181 0680

CHI NHÁNH THÀNH PHỐ VINH - NGHỆ AN

CS1: 39A Đ. Lê Hồng Phong, Hưng Bình, Thành phố Vinh, Nghệ An - 0934.61.9090

GIỜ HOẠT ĐỘNG:

09h00 – 21h00. Tất cả các ngày trong tuần

Website: https://bedental.vn/

 

Rate this post

2 thoughts on “Trứng ngỗng thực sự có lợi cho phụ nữ mang thai ? 1 vài điều cần lưu ý

  1. Pingback: 20+ dấu hiệu mang thai sớm sau 1 tuần đầu quan hệ – Be Dental

  2. Pingback: 8 dấu hiệu sắp sinh (chuyển dạ) mẹ bầu cần biết – Be Dental

Comments are closed.