Thoái hoá cột sống là bệnh xương khớp mãn tính xảy ra ở lứa tuổi thanh thiếu niên. Tuy nhiên, vài năm gần đây, tỷ lệ mắc bệnh thoái hoá cột sống ở người trẻ có xu hướng gia tăng và để lại những hậu quả khó lường. Vì thế, cần chẩn đoán và điều trị đúng phương pháp nhằm tránh các nguy hại đến sức khoẻ.
I. Thoái hoá cột sống là gì?
Thoái hoá cột sống là thuật ngữ thường được dùng khi miêu tả tình trạng viêm đa khớp tại cột sống. Đây là một căn bệnh mãn tính, chủ yếu diễn ra ở cột sống cổ thoái hoá cột sống ngực (trên và giữa lưng) hoặc cột sống thắt lưng (vùng lưng dưới) . Trong đó, thoái hoá đốt sống cổ và đau cột sống thắt lưng là tình trạng phổ biến nhất.
II. Ai có nguy cơ cao bị thoái hóa cột sống?
Thoái hoá cột sống có khả năng xảy ra cao với nhóm đối tượng sau:
- Nghiên cứu từ Viện Phẫu thuật chỉnh hình Hoa Kỳ (American Academy of Orthopaedic Surgeon) cho thấy, khoảng 85% người trên 60 tuổi có thoái hoá cột sống.
- Với người dưới 45 tuổi, thoái hoá cột sống xuất hiện chủ yếu ở nam giới. Ngược Lại sau 45 tuổi là tình trạng bệnh lý xuất hiện chủ yếu ở nữ giới.
- Người thừa cân, béo phì là nhóm có nguy cơ cao thoái hoá cột sống vì trọng lượng cơ thể lớn làm sụn khớp, dây chằng và xương dưới sụn bị ảnh hưởng.
- Người có tiền sử chấn thương hay viêm xương khớp.
- Những người làm công việc văn phòng có hoạt động thể chất mạnh mẽ.
III. Nguyên nhân thoái hóa cột sống
Bệnh thoái hoá cột sống xuất phát từ 2 nhóm nguyên nhân, đó là nguyên nhân chính và nguyên nhân thứ phát.
3.1. Nguyên nhân nguyên phát
- Quá trình lão hoá tự nhiên là một trong các nguyên nhân hàng đầu gây nên bệnh thoái hoá cột sống. Theo thời gian, tuổi tác càng cao thì cấu trúc cột sống càng suy yếu, với những biểu hiện như đĩa đệm bị mất nước, bao xơ đĩa đệm có thể bị nứt vỡ, dây chằng bị tổn thương hoặc nhu mô sụn bị tiêu hao.
- Thông thường, bệnh diễn tiến nhanh hay chậm tuỳ thuộc vào nếp ăn ở sinh hoạt và thói quen tập luyện của từng người.
- Thói quen sinh hoạt: Tư thế ngồi khom lưng, gập cổ, kê gối quá cao hoặc tập thể thao không đúng cũng là các nguyên nhân đẩy nhanh quá trình lão hoá ở cột sống.
- Ăn uống không hợp lý: Chế độ dinh dưỡng thiếu hụt Canxi, Magie, Glucosamine hoặc Collagen tuýp II làm cột sống bị tổn thương và gia tăng khả năng mắc bệnh xương khớp. Song song đó, thoái hoá cột sống cũng xuất phát từ việc tiêu thụ thực phẩm nhanh, giàu năng lượng hoặc sử dụng chất kích thích như rượu, thuốc lá. Đó cũng là nguyên nhân vì sao những người trẻ 30 – 35 tuổi đã bắt đầu thoái hoá cột sống trong khi người già 50 – 60 tuổi xương khớp vẫn chắc và khoẻ.
3.2. Nguyên nhân thứ phát
- Ngoài nguyên nhân lão hoá thì còn nhiều nguyên nhân khác làm cột sống bị tổn thương, như:
- Đặc thù của nghề nghiệp: Công việc căng thẳng, thiếu ngủ hay lao động nặng sai tư thế khiến cột sống mất đi đường cong tự nhiên và làm cơ thể uốn cong về phía trước.
- Thoái hoá cột sống sau chấn thương: Những chấn thương trong quá trình sinh hoạt, vận động hay té ngã do tai nạn nếu không được chữa trị kịp thời, sẽ làm cột sống bị biến dạng.
=>> Tham khảo thêm : Xương quai xanh là gì? 1 vài lưu ý khi bị thương
IV. Triệu chứng thoái hóa cột sống phổ biến
4.1. Triệu chứng chung
- Tình trạng đau nhức, cứng cơ lưng, cổ và vai gáy vào lúc sáng sớm.
- Sốt, mệt và khó thở kèm theo co thắt dạ dày.
- Đau cột sống kéo dài, là cơn đau có tính chất thần kinh (đau lên khi làm việc và hạ xuống khi nghỉ ngơi) .
- Yếu hoặc tê bì tay chân. Ở mức nặng có ảnh hưởng tới thần kinh cột sống hoặc tuỷ sống.
- Đau đầu, buồn nôn hoặc khó chịu ở vai.
4.2. Triệu chứng thoái hoá cột sống cổ
- Đau nhức cổ, cứng cổ và khó khi cử động cổ: cơn đau xuất hiện đột ngột với mức độ nghiêm trọng, kéo dài trong nhiều giờ đến vài ngày. Triệu chứng tê có thể lan sang một bên vai hoặc cánh tay.
- Tình trạng đau và yếu tê bả vai, cánh tay hoặc khuỷu tay.
- Nấc thở, đau đầu và choáng váng nếu bị thoái hoá đốt sống cổ C1 – C 2.
4.3. Triệu chứng thoái hoá cột sống lưng
- Xuất hiện cơn đau lưng dữ dội và kéo dài trong vài tuần.
- Cơn đau sẽ tăng thêm khi người bệnh đi lại, thực hiện động tác uốn, quay người hay bê vác vật.
- Khi tình trạng tiến triển nặng, những cơn đau nhức ở lưng sẽ lan đến bàn chân, gây tê liệt và mất thăng bằng khi đi lại.
- Thoái hoá đốt sống lưng gây mất kiểm soát bàng quang hoặc ruột và kèm theo cơn đau co thắt cơ.
- Khi thấy các triệu chứng trên, cần đi khám ngay để bác sĩ tư vấn và điều trị thoái hoá cột sống theo phương pháp thích hợp. Vì nếu để bệnh kéo dài sẽ dẫn đến những biến chứng đáng tiếc.
V. Biến chứng của thoái hóa cột sống
Cột sống bị thoái hoá nếu không được chẩn đoán chính xác và chữa trị sớm sẽ gây nên những tác hại cho sức khoẻ. Trong đó, tàn phế hoặc mất khả năng lao động được xem là biến chứng nặng nhất của bệnh thoái hoá đốt sống.
5.1. Biến chứng thoái hoá đốt sống cổ
- Mất ngủ: Thoái hoá cột sống cổ làm người bệnh mệt mỏi và mất ngủ thường xuyên, có thể gia tăng nguy cơ đột quỵ.
- Hội chứng tăng – hạ huyết áp: Huyết áp tăng giảm thất thường, đôi lúc giảm thấp hoặc có khi tăng cao gây nguy hiểm cho tính mạng của người bệnh.
- Rối loạn tiền đình: Cột sống cổ bị lão hoá làm giảm lưu lượng máu lên não, từ đó sinh ra rối loạn tiền đình với những cơn đau đầu, buồn nôn hoặc chán ăn.
- Thoát vị đĩa đệm: Khi các dây thần kinh chèn tới rễ thần kinh, người bệnh sẽ bị liệt một hoặc hai bên cánh tay. Dần dần, các bộ phận bị ảnh hưởng chuyển thành thoát vị đĩa đệm, làm mất kiểm soát vận động và khiến cơ thể yếu cơ hoặc tê liệt.
- Hội chứng cổ – tim: Đốt sống cổ bị biến dạng và rời xa vị trí ban đầu do kết cấu cột sống cổ bị thay đổi, chèn dây thần kinh điều khiển hoạt động tim. Kết quả là xuất hiện các cơn ngừng tim tạm thời hoặc loạn nhịp tim cục bộ.
- Rối loạn dây thần kinh bàng quang: Rối loạn dây thần kinh thực vật khiến người bệnh mất kiểm soát đại tiểu tiện.
5.2. Biến chứng thoái hoá cột sống thắt lưng
- Biến dạng cột sống: Những cơn đau dai dẳng ở thắt lưng làm người bệnh không thể đi lại hay sinh hoạt bình thường. Thay vào đó, họ thường ở trong tư thế ngả người hay khom lưng xuống khi đi lại. Về lâu dài, điều này khiến cột sống thắt lưng sẽ biến dạng (lệch, vẹo hoặc cong) , ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống sinh hoạt.
- Chèn ép dây thần kinh: Thoái hoá cột sống lưng làm cho dây thần kinh bị tổn thương, dẫn tới những cơn đau ở vùng mông và tay chân. Nếu không chữa trị kịp thời sẽ gây đau và teo cơ làm tăng nguy cơ tàn tật.
- Ảnh hưởng tới sức khoẻ: Thị lực giảm, mắt sưng nhức và sợ ánh sáng. Một số trường hợp tầm nhìn bị thu lại và thậm chí bị điếc.
- Đau ngực: Có những cơn đau thắt ngực và đau dai dẳng một bệnh cơ ngực khi gốc thần kinh của cột sống cổ số 6 và số 7 bị chèn ép bởi các gai xương.
VI. Chẩn đoán thoái hoá cột sống bằng cách sau?
- Không dựa trên những triệu chứng lâm sàng, các bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh thoái hoá cột sống bằng cách cho người bệnh làm một vài xét nghiệm hình ảnh sau:
- X – Quang: Chụp X – quang giúp bác sĩ chẩn đoán xem cột sống có các tổn thương ở xương, gai đốt xương, mô đĩa hoặc sụn hay không.
- Chụp cộng hưởng từ (MRI) : giúp phát hiện những tổn thương ở đĩa đệm và các khớp cột sống bị thoát vị.
- Một số xét nghiệm khác: ví dụ như xét nghiệm máu để loại trừ những bệnh lý gây đau nhức cột sống như viêm cột sống dính khớp, thoái hoá cột sống.
VII. Phương pháp chữa bệnh thoái hoá cột sống
7.1. Tập luyện một số bài tập tăng cường sức khoẻ cột sống
- Luyện tập có thể giúp hỗ trợ điều trị thoái hoá cột sống. Các bài tập giúp kéo dãn cột sống một cách tự nhiên sẽ kích thích hồi phục các thương tổn ở đốt sống, do đó hệ thống xương khớp cũng trở nên khoẻ mạnh và dẻo dai. Mặt khác, luyện tập cũng là cách giúp người bệnh thoái hoá cột sống có tinh thần thoải mái và thấy dễ chịu hơn.
- Nhưng nếu tập các động tác không đúng sẽ gây áp lực lớn lên cột sống khiến bệnh có thể tiến triển nặng hơn và cơn đau vẫn dai dẳng. Chính vì thế, người bệnh cũng cần tìm đến sự tham vấn của bác sĩ khi chọn những bài tập thích hợp với bản thân.
7.2. Chữa thoái hoá cột sống với thuốc
- Việc điều trị thoái hoá cột sống dựa theo triệu chứng lâm sàng người bệnh có thể sử dụng các nhóm thuốc như thuốc giảm đau bằng Paracetamol, thuốc chống viêm không Steroid, thuốc giãn cơ, thuốc điều trị triệu chứng tác dụng chậm như Glucosamine Sulfate, thuốc ức chế IL1 và tiêm corticoid tại chỗ.
- Nhưng người bệnh cần chú ý, về bản chất một số loại thuốc chỉ giúp “khoá” cơn đau tức thời chứ không trực tiếp tác dụng lên những cấu trúc cột sống đã bị tổn thương. Nếu dừng dùng thuốc thì những cơn đau trở nên nghiêm trọng hơn trước đây. Chưa kể, có bệnh nhân do muốn mau hết bệnh đã tự nâng liều điều trị thay vì tuân theo chỉ định của bác sĩ, đưa đến hậu quả là giảm chức năng gan và thận, gia tăng nguy cơ loét tá tràng hoặc ung thư dạ dày.
7.3. Phẫu thuật cột sống
- Phẫu thuật cột sống để điều trị tình trạng thoát vị đĩa đệm, trượt đốt sống và tắc ống sống kéo dài có thể làm ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống. Theo nhận định của chuyên gia, phẫu thuật cột sống rất nguy hiểm và ẩn chứa nhiều rủi ro đối với bệnh nhân.
- Cũng như rủi ro từ việc gây mê toàn thân, có thể gây đau tim, đột quỵ, tổn thương thần kinh, buồn nôn, đau họng, loét miệng hoặc ớn lạnh. Ngoài ra, sau khi trải qua các phẫu thuật liên quan tới cột sống, bệnh nhân sẽ gặp phải tình trạng rối loạn đông máu, đau nhức hoặc thậm chí là nhiễm trùng.
- Như vậy, đây là cách chữa thoái hoá cột sống có thể được áp dụng sau cùng khi các phương pháp điều trị khác không đạt hiệu quả, bệnh nhân và gia đình nên cân nhắc thật kĩ trước khi lựa chọn.
7.4. Châm cứu hỗ trợ giảm đau
- Theo quan điểm của Y học Trung Hoa, châm cứu giúp khai thông khí huyết, phục hồi cân bằng của cơ thể và thúc đẩy quá trình tự chữa bệnh. Dưới góc độ y học, kim châm cứu tác động vào cột sống bị chấn thương, sẽ khiến cơ thể sản xuất Endorphin – một loại chất giúp giảm đau và chống viêm toàn thân.
- Cơn đau do tổn thương cột sống có thể được cải thiện, nhưng hiệu quả điều trị chỉ là nhất thời, chứ không giải quyết hoàn toàn nguyên nhân gây bệnh. Ngoài ra, châm cứu cũng có thể để lại những tác dụng phụ hoặc rủi ro (như nhiễm trùng, tê liệt, teo cơ bắp. ..) vì vậy người dùng phải hết sức thận trọng.
7.5. Trị liệu thần kinh cột sống kết hợp vật lý trị liệu
- Nền y học tại các nước tiên tiến thường ưu tiên cách chữa thoái hoá cột sống Bằng Thần kinh Cột sống (Chiropractic) – phương pháp nắn chỉnh cấu trúc cột sống bị sai lệch vào đúng vị trí để giảm sự chèn ép lên thần kinh, thúc đẩy quá trình tự chữa lành của cơ thể, ngăn chặn chứng đau cột sống kéo dài và hạn chế tái phát. Tại Việt Nam, nhiều phòng khám đã tiên phong áp dụng Phương pháp Thần kinh Cột sống để điều trị đau cột sống hiệu quả cao mà không phải uống thuốc hoặc can thiệp phẫu thuật.
- Ngoài ra, liệu trình điều trị thoái hoá cột sống còn kết hợp Chiropractic với chương trình vật lý trị liệu và phục hồi chức năng, với hỗ trợ các trang thiết bị hiện đại như Sóng xung kích Shockwave, Tia laser cường độ cao thế hệ IV, Máy kéo dãn giảm áp cột sống DTS. .. để đẩy nhanh tiến độ phục hồi cột sống. Những lưu ý khi điều
VIII. Trị thoái hoá đốt sống
- Do có tâm lý nôn nóng và muốn nhanh hết bệnh nên nhiều bệnh nhân đã áp dụng cùng lúc các biện pháp điều trị bệnh ở nhiều nơi. Đó cũng là nguyên nhân vì sao khi bị thoái hoá cột sống ngay ở giai đoạn đầu nhưng bệnh không có tiến triển rõ rệt.
- Với bệnh lý cơ xương khớp, việc phục hồi hiệu quả không thể chỉ trong ngày một, ngày hai mà đòi hỏi người bệnh trước hết phải tuân thủ theo các phác đồ điều trị của bác sĩ, không nên tuỳ tiện dừng liệu trình hoặc chữa bệnh cùng lúc tại 2 – 3 nơi bởi điều này sẽ ảnh hưởng tới hiệu quả hồi phục và đôi khi mang lại nhiều biến chứng nguy hiểm.
IX. Cách ngăn ngừa bệnh thoái hoá cột sống
Thoái hoá cột sống là một quá trình diễn tiến tự nhiên theo thời gian mà không có biện pháp nào để ngăn cản. Song, chúng ta có thể làm chậm quá trình lão hoá bằng cách thay đổi lối sống, ăn uống lành mạnh và tập luyện thể dục thường xuyên.
9.1. Chế độ dinh dưỡng phòng ngừa thoái hoá cột sống
- Bổ sung những thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất cần thiết cho xương khớp vào chế độ ăn uống hằng ngày như vitamin D, vitamin C, Canxi hoặc Magie.
- Bổ sung Glucosamine và một số loại thực phẩm chức năng.
- Uống nhiều nước, tối thiểu 1,5 lít – 2 lít/ngày
- Không dùng các chất kích thích trong thuốc lá, rượu, cà phê.
9.2. Thói quen sinh hoạt và tập luyện lành mạnh
- Hạn chế các công việc nặng, dùng sức nhiều, chú ý chỉnh tư thế để tránh những áp lực đè lên cột sống.
- Thường xuyên thay đổi tư thế khi ngồi làm việc, khoảng 60 phút hãy đứng dậy đi cho cột sống và xương khớp được thả lỏng.
- Giữ cho tinh thần sảng khoái, giảm mệt mỏi và stress bằng việc đọc sách, nghe nhạc, dạo phố hoặc đi bộ.
- Tập luyện đều đặn và đúng cách các hoạt động như bơi, đi xe đạp, chạy giúp cung cấp năng lượng, củng cố cơ và tăng cường sự dẻo dai của các khớp xương.
- Kiểm soát cân nặng ở mức thích hợp.
- Thực hiện các bài tập giúp điều trị tổn thương cột sống và tăng cường độ dẻo dai của cơ thể.
- Thoái hoá cột sống là căn bệnh xương khớp mãn tính phổ biến hiện nay. Tuy không ảnh hưởng tới tính mạng nhưng những đốt sống bị tổn thương khiến người bệnh gặp khó khăn khi sinh hoạt và lao động hằng ngày. Do đó, khi có các biểu hiện của bệnh, bạn cần đến bác sĩ ngay để được khám và chữa trị kịp thời, tránh những biến chứng xấu xảy ra.
Bạn có thể tham khảo thêm về dịch vụ của Nha Khoa Bedental: niềng răng trả góp
Tư vấn chuyên môn bài viết:
TS.BÁC SĨ NGUYỄN HỮU QUANG
BEDENTAL – HỆ THỐNG NHA KHOA TIÊU CHUẨN HÀNG ĐẦU
CHI NHÁNH HÀ NỘI
CS1: 7B Thi Sách, Ngô Thì Nhậm, Hai Bà Trưng, Hà Nội - 0934.61.9090
CS2: Tòa nhà CC2, Nguyễn Hữu Thọ, Hoàng Mai, Hà Nội (Bên trong Truehope) - 0934.61.9090
CHI NHÁNH TP.HỒ CHÍ MINH (HCM)
CS1: 53 -55 -57 Phó Đức Chính, Nguyễn Thái Bình, Quận 1, Tp.Hồ Chí Minh - 0766.00.8080
CS2 :Số 25, đường số 7 khu đô thị Cityland Gò Vấp (Ngõ 672A Phan Văn Trị), Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh, Việt Nam - 093 181 0680
CHI NHÁNH THÀNH PHỐ VINH - NGHỆ AN
CS1: 39A Đ. Lê Hồng Phong, Hưng Bình, Thành phố Vinh, Nghệ An - 0934.61.9090
GIỜ HOẠT ĐỘNG:
09h00 – 21h00. Tất cả các ngày trong tuần
Website: https://bedental.vn/
Pingback: GÙ LƯNG VÀ 1 SỐ LOẠI ĐAI CHỐNG GÙ LƯNG – Be Dental