Thư viện chuyên khoa

Bấm lỗ tai và 1 vài điều cần lưu ý

 

Bấm lỗ tai cần kiêng ăn gạo nếp, rau muống, hải sản… Ngoài ra, cần phải kiêng thực phẩm nào? Bao lâu thì vết bấm lành? Bấm lỗ tai hiện là một xu thế rất thịnh hành với các bạn gen Z, thế nhưng sau khi bấm lỗ tai, chúng ta cần kiêng ăn gì và thời gian hồi phục vết thương là bao lâu? Hãy cùng BeDental tìm hiểu 1 vài điều lưu ý sau bấm lỗ tai qua bài viết dưới đây nhé

Bấm lỗ tai có đau hay không ?

-Bấm lỗ tai có thể gây đau hoặc khó chịu tạm thời, phần lớn các trường hợp cơn đau sẽ dịu đi sau vài phút. Tuy nhiên, nếu bạn bấm lỗ tai quá mạnh tay hoặc không sạch thì sẽ gây ra viêm nhiễm và những bệnh khác liên quan đến tai.

-Do đó, nếu bạn không biết hoặc chưa có kinh nghiệm bấm lỗ tai thì tốt hơn cả là nên tham khảo ý kiến các bác sỹ hoặc chuyên gia có liên quan trước khi làm động tác trên.

Không bấm lỗ tai, khuyên tai trong trường hợp nào ? 

  1. Việc bấm lỗ tai, hoặc còn gọi là việc thực hiện lỗ tai để đeo hình xăm hoặc trang sức, không thích hợp cho một số người vì những lý do sau đây:
  2. Người có tiền sử bệnh về hệ miễn dịch: Khi bạn có một hệ miễn dịch yếu, tức là cơ thể không đủ khả năng chống lại các vi khuẩn và nhiễm trùng, rất dễ xảy ra nhiễm trùng sau khi bấm lỗ tai. Để tránh tình trạng này, khi chọn một cơ sở để bấm lỗ tai ở bên ngoài, bạn phải đảm bảo rằng nơi đó luôn sạch sẽ các dụng cụ được khử trùng để đảm bảo an toàn vệ sinh.
  3. Người có tiền sử về dị ứng: Nếu bạn có dị ứng với kim loại hoặc chất liệu trong trang sức hoặc các công cụ được sử dụng để bấm lỗ tai, có thể gây ra phản ứng dị ứng. Những phản ứng này có thể xuất hiện ngay tại khu vực đã được bấm như ngứa mẩn, da đỏ nóng rát.
  4. Người có tiền sử phẫu thuật tim: Bấm lỗ tai có thể gây nguy cơ nhiễm trùng hoặc viêm, đặc biệt nếu bạn đã bị nhiễm bất cứ bệnh tim mạch nào, việc phẫu thuật có thể tạo cơ hội cho vi sinh vật gây nhiễm trùng làm gia tăng khả năng tổn thương tim.
  5. Người có vấn đề về vết thương hoặc sẹo trên vùng tai: Nếu bạn có bất kỳ vết thương hoặc sẹo nào trên vùng tai, bạn cần suy nghĩ lại việc bấm lỗ tai. Thực hiện quá trình này có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng và gây tổn thương cho các vết thương đã có.
  6. Trẻ em: Việc bấm lỗ tai không phù hợp cho trẻ em dưới 8 tuổi, do của chúng đang trong giai đoạn phát triển và rất dễ xảy ra các vết thương hoặc nhiễm trùng. Nếu muốn bấm lỗ tai cho trẻ em, hãy nhớ quan sát kỹđảm bảo an toàn vệ sinh cho chúng.

Nếu bạn muốn tiến hành quá trình này, hãy thảo luận với một chuyên gia hoặc nhà y tế trước để đảm bảo rằng nó phù hợp cho bạn và được thực hiện đúng cách để tránh các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn.

Cách chăm sóc sau khi bấm lỗ tai ?

Sau khi bấm lỗ tai, việc chăm sóc vết thương là vô cùng cần thiết để phòng ngừa nhiễm trùng và đảm bảo quá trình hồi phục suôn sẻ. Dưới đây là cách chăm sóc sau khi bấm lỗ tai :

sau bấm lỗ tai
Sau bấm lỗ tai
  • Luôn giữ vùng tai sạchkhô. Có thể dùng bông tai để vệ sinh vùng tai xung quanh mỗi ngày. Nếu tai có chảy dịch và mủ, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn cách làm sạch và chăm sóc tốt hơn nữa.
  • Tránh đưa nước hoặc bất cứ chất lỏng khác vào tai trong vòng 24 giờ sau khi bấm lỗ tai. Nếu bạn muốn gội hoặc rửa đầu, nên dùng khăn ướt hoặc áo khoác để tránh nước thấm vào tai.
  • Tránh tiếp xúc với đất bẩn, bụi, nước nóng hoặc các chất gây kích ứng khác trong những ngày đầu tiên sau khi bấm lỗ tai.
  • Không chạm vào vùng tai trong những ngày đầu tiên sau khi bấm lỗ tai để tránh chà xát và kéo lỗ tai ra.
  • Thường xuyên kiểm tra vùng tai để đảm bảo vết thương không có triệu chứng viêm nhiễm. Nếu bạn phát hiện các triệu chứng đỏ, sưng, đau hoặc mủ thì bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ ngay.
  • Theo dõi lịch tái khám theo hướng dẫn của bác sĩ, để đảm bảo rằng vết thương đang hồi phục tốt và không có biến chứng nguy hiểm xảy ra.

Lưu ý rằng mỗi người có thể có cách chăm sóc khác nhau sau khi bấm lỗ tai phụ thuộc vào tình hìnhhướng dẫn của bác sĩ. Vì vậy, nếu bạn có bất kỳ câu hỏi hay thắc mắc nào thì hãy tham khảo ý kiến các bác sĩ để được tư vấn rõ ràng hơn.

Bấm lỗ tai kiêng gì?

Gạo nếp

Bấm lỗ tai kiêng gì?
Bấm lỗ tai kiêng gì?

-Trong thời gian chờ vết thương hồi phục, bạn cần kiêng tất các món ăn được làm từ gạo nếp như xôi, bánh khúc, bánh dày,… vì theo Đông y, tính ôn ấm trong gạo nếp có thể khiến cơ thể bạn nóng lên, làm vết thương do mang tính hàn nên sẽ bị tích độc, phồng lên và xuất hiện các vết mủ, từ đó gây nhiễm trùng và kéo dài thời gian lành vết thương.

Bấm lỗ tai kiêng gì?
Bấm lỗ tai kiêng gì?

Các loại hải sản

Bấm lỗ tai kiêng gì?
Bấm lỗ tai kiêng gì?

-Mặc dù chứa nhiều vitamin và protein thế nhưng các loại dưỡng chất trong hải sản có thể sẽ không thích ứng với cơ thể của một số người, từ đó gây dị ứng, ngứa và làm viêm vết thương, khiến chỗ bấm lỗ tai bị tấy đỏ, nhức nhối.

Rau muống

Bấm lỗ tai kiêng gì?
Bấm lỗ tai kiêng gì?

-Một trong những thành phần chính của rau muống là madecassol, có khả năng kích thích quá trình phát triển của mô biểu bì và da ở chỗ vết thương sau khi bấm lỗ. Vì thế, nhằm tránh việc để lại sẹo lồi chỗ vết thương hở, bạn nên tránh tất cả những món ăn được chế biến từ loại thực phẩm này.

Thịt bò

Bấm lỗ tai kiêng gì?
Bấm lỗ tai kiêng gì?

-Tuy chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe, thế nhưng bạn không nên ăn thịt bò sau khi bấm lỗ tai vì protein trong thịt có thể thúc đẩy sự tăng trưởng tế bào ở da, niêm mạc và khiến vết thương trở nên sẫm màu hơn, làm mất thẩm mỹ cho vùng da cũng như có thể gây sẹo lồi.

Thịt gà

Bấm lỗ tai kiêng gì?
Bấm lỗ tai kiêng gì?

-Cũng tương tự các loại thực phẩm trên, protein trong thịt gà tuy rất tốt cho sức khỏe nhưng đồng thời cũng sẽ trở thành nguyên nhân khiến vết thương đang lên da non bị kích ứng, gây ngứa, nhiễm trùng và thậm chí là để lại sẹo.

Lòng trắng trứng

Bấm lỗ tai kiêng gì?
Bấm lỗ tai kiêng gì?

-Bên cạnh có hàm lượng protein cao hơn rất nhiều so với lòng đỏ, lòng trắng trong trứng gà có khả năng tái tạo tế bào collagen và sắc tố melanin rất mạnh, khiến vết thương của bạn không chỉ bị để lại sẹo lồi mà còn trở nên trắng bệch và vô cùng mất thẩm mỹ.

Thực phẩm nhiều đường

Bấm lỗ tai nên kiêng các loại thực phẩm nhiều đường
Bấm lỗ tai nên kiêng các loại thực phẩm nhiều đường

-Collagen và elastin là những chất giúp tạo nên cấu trúc trên da cũng như giữ cho da được đàn hồi. Trong khi đó, các thực phẩm chứa nhiều đường hay carbohydrate tinh chế lại có khả năng phá vỡ 2 cấu trúc này, khiến vết thương không chỉ lâu lành mà còn có thể sinh ra các tác dụng phụ như gây viêm, mô sẹo.

Thực phẩm chứa nhiều nitrat

Bấm lỗ tai nên kiêng các loại thực phẩm chứa nhiều nitrat
Bấm lỗ tai nên kiêng các loại thực phẩm chứa nhiều nitrat

Các loại thực phẩm đã qua chế biến như xúc xích, thịt xông khói,… thường chứa một hàm lượng lớn nitrat, khiến mạch máu trong cơ thể bị hỏng và dẫn đến việc kéo dài thời gian hồi phục vết thương. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể cung cấp nitrat từ các loại rau, củ tốt cho sức khỏe như măng tây, khoai tây, cà rốt,…

Thực phẩm chứa chất kích thích

Bấm lỗ tai nên kiêng các loại thực phẩm chứa chất kích thích
Bấm lỗ tai nên kiêng các loại thực phẩm chứa chất kích thích

-Các loại thực phẩm chứa nhiều chất kích thích như bia, rượu, socola hay cà phê thường khiến cơ thể bị mất nước, làm da trở nên nhạy cảm và dễ tổn thương. Đồng thời, chất kích thích trong thực phẩm còn có thể tác động xấu đến ruột, dạ dày và không cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể, từ đó khiến vết thương trở nên nghiêm trọng hơn.

Xỏ lỗ tai ăn gì mau lành?

Trái cây chứa nhiều vitamin C

bam lo tai 17
Xỏ lỗ tai nên ăn các loại trái cây chứa nhiều vitamin C

-Hầu hết tất cả các loại trái cây đều được khuyến khích sử dụng hằng ngày để bổ sung nhiều khoáng chất tốt cho cơ thể. Đặc biệt, các loại trái cây chứa nhiều vitamin C như cam, chanh, quýt… sẽ có công dụng tăng sức đề kháng, giúp kích thích quá trình trao đổi chất và khiến vết thương được nhanh chóng hồi phục hơn.

Các loại rau, củ

Xỏ lỗ tai nên ăn các loại rau, củ
Xỏ lỗ tai nên ăn các loại rau, củ

-Cũng tương tự như trên, hầu hết các loại rau củ đều nên được bổ sung thường xuyên trong bữa ăn hằng ngày của gia đình, nhất là sau khi bấm lỗ tai, bởi việc cung cấp chất xơ từ rau củ sẽ giúp quá trình tiêu hóa và trao đổi chất được đẩy mạnh, từ đó rút ngắn thời gian lành vết thương tại vị trí xỏ khuyên.

Các loại cá chứa đạm lành mạnh

Xỏ lỗ tai nên ăn các loại cá chứa đạm lành mạnh
Xỏ lỗ tai nên ăn các loại cá chứa đạm lành mạnh

Bên cạnh việc kiêng cữ các loại thịt nói trên thì bạn nên cung cấp protein lành mạnh từ những loại thực phẩm dồi dào chất dinh dưỡng như cá thu, cá nhỏ ăn nguyên con và đặc biệt là cá hồi, để giúp điều hòa quá trình sản sinh tế bào biểu bì mới, giúp vết thương nhanh chóng hồi phục mà không bị ngứa, khó chịu hay sưng tấy.

Thịt heo

Xỏ lỗ tai nên ăn thịt heo
Xỏ lỗ tai nên ăn thịt heo

Thịt heo là một trong những loại thực phẩm lành tính nhất mà những bạn sau khi bấm lỗ tai nên ăn để bổ sung thêm đạm trong bữa ăn hằng ngày. Tuy nhiên vì thịt heo thường chứa hàm lượng cholesterol cao hơn so với các loại thịt khác nên bạn nên cố gắng chọn loại thịt heo nhiều nạc hơn để bảo vệ cho sức khỏe của mình nhé!

Bấm lỗ tai kiêng làm gì?

Xem thêm: Lưu ý khi xỏ khuyên mũi

Nên kiêng để tay, chất hóa học và tóc chạm vào tai sau khi bấm lỗ tai
Nên kiêng để tay, chất hóa học và tóc chạm vào tai sau khi bấm lỗ tai

Bên cạnh các loại thực phẩm cần kiêng như đã nói trên thì khi bấm khuyên tai, bạn cũng cần phải lưu ý về những việc nên tránh sau đây:

  • Tránh để tóc loà xoà, bù xù và rũ xuống tai, khiến vết bấm lỗ tai có thể nhiễm trùng, trầy xước do bị va chạm quá nhiều.
  • Tránh gây áp lực lên chỗ xỏ tai (như va đập, nằm đè lên phía tai có bấm xỏ lỗ), vì việc này có thể khiến tai bị tổn thương mạnh và vết thương trở nên nặng nề hơn.
  • Tránh đi bơi và để các hoá chất tiếp xúc với vết thương (như thuốc tẩy trong hồ bơi, dầu tràm, thuốc mỡ,…) vì vết thương có thể sẽ bị nhiễm trùng nặng.
  • Không chạm tay vào lỗ xỏ hay tự ý thay khuyên tai, vì như vậy có thể gây ra nguy cơ vết thương bị tiếp xúc với vi khuẩn và khiến thời gian hồi phục lâu hơn.

Một số câu hỏi khi bấm lỗ tai

Lỗ tai bị bít phải làm sao ?

Thông thường, nếu lỗ xỏ bị bít trong thời gian nhiều tháng hoặc nhiều năm, bạn sẽ cần  sự trợ giúp của chuyên gia. Nhưng nếu phát hiện lỗ xỏ chỉ mới bị bít trở lại trong thời gian gần đây, bạn cũng có thể tự xỏ tại nhà bằng cách sát trùng xung quanh, thao tác nhẹ nhàng và cẩn trọng nhằm giảm đau và nhiễm khuẩn. Với sự chuẩn bị kỹ lưỡng và cẩn thận, bạn sẽ xỏ lại lỗ tai thành công và đeo được khuyên tai.

Bấm lỗ tai bao lâu thì lành?

Thời gian hồi phục vết thương tùy thuộc vào vị trí bấm lỗ tai
Bấm lỗ tai bao lâu thì lành? Thời gian hồi phục vết thương tùy thuộc vào vị trí bấm lỗ tai

Bấm lỗ tai bao lâu thì lành? Tuỳ vào vị trí của lỗ bấm trên tai và cơ địa mỗi người mà thời gian vết thương hồi phục có thể khác nhau, nhưng thông thường thì sẽ kéo dài trong khoảng 6 – 8 tuần hoặc thậm chí là 3 – 9 tháng đối với những vết xỏ khuyên ở vành tai có phần sụn dày.

Lỗ xỏ khuyên tai bị chảy mủ nên làm gì?

Bấm lỗ tai kiêng gì?
Bấm lỗ tai kiêng gì?

Nếu lỗ xỏ khuyên tai có hiện tượng chảy mủ, khó chịu và đau nhức, đầu tiên bạn cần tháo khuyên tai ra ngay, sau đó vệ sinh sạch sẽ mặt trước – sau của vết bấm lỗ bằng tăm bông, nước muối pha loãng hoặc xà phòng diệt khuẩn.

Đồng thời, trong thời gian để vết thương hồi phục hoàn toàn, bạn cần hạn chế những việc có thể tiếp xúc và gây áp lực lên vết thương trên tai như chạm tay vào, đeo tai nghe hay áp điện thoại lên, nằm đè lên tai, để tóc bù xù làm va chạm với vết thương,…

Có nên xỏ tăm vào lỗ xỏ thay khuyên tai không?

Có nên xỏ tăm vào lỗ xỏ thay khuyên tai không? Tăm là một vật dụng được sản xuất ra để dành riêng cho quá trình vệ sinh răng miệng. Do thế, bạn không nên xỏ tăm vào lỗ xỏ thay cho khuyên tai vì những quy trình sản xuất, khử trùng tăm chắc chắn sẽ không giống hoàn toàn với việc sản xuất trang sức.

Đồng thời, nhiều loại tăm khi được sản xuất có thể sẽ kèm theo những chất bảo quản hóa học để giúp giữ tăm được lâu, không bị mốc, từ đó khiến vết xỏ khuyên có thể bị nhiễm trùng nặng nề, gây khó chịu, đau đớn.

Dưới đây là bài viết mà Bedental chia sẻ, bạn có thắc mắc gì cần giải đáp hoặc tư vấn về tình trạng hiện tại có thể liên lạc với đội ngũ bác sĩ để được giải đáp chi tiết tận tình nhất . Bạn có thể tham khảo thêm Nhổ răng khôn tại BeDental

Niềng răng trả góp tại BeDental

BEDENTAL – HỆ THỐNG NHA KHOA TIÊU CHUẨN HÀNG ĐẦU

CHI NHÁNH HÀ NỘI

CS1: 7B Thi Sách, Ngô Thì Nhậm, Hai Bà Trưng, Hà Nội - 0934.61.9090
CS2: Tòa nhà CC2, Nguyễn Hữu Thọ, Hoàng Mai, Hà Nội (Bên trong Truehope) - 0934.61.9090

CHI NHÁNH TP.HỒ CHÍ MINH (HCM)

CS1: 53 -55 -57 Phó Đức Chính, Nguyễn Thái Bình, Quận 1, Tp.Hồ Chí Minh - 0766.00.8080
CS2 :Số 25, đường số 7 khu đô thị Cityland Gò Vấp (Ngõ 672A Phan Văn Trị), Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh, Việt Nam -  093 181 0680

CHI NHÁNH THÀNH PHỐ VINH - NGHỆ AN

CS1: 39A Đ. Lê Hồng Phong, Hưng Bình, Thành phố Vinh, Nghệ An - 0934.61.9090

GIỜ HOẠT ĐỘNG:

09h00 – 21h00. Tất cả các ngày trong tuần

Website: https://bedental.vn/

 

Rate this post