7 loại thuốc kháng sinh răng được nhiều người tin dùng

7 loại thuốc kháng sinh răng được nhiều người tin dùng

Một số loại thuốc kháng sinh răng được dùng phổ biến trong điều trị những bệnh lý về răng miệng là: Penicillin, Spiramycin, Azithromycin, Metronidazole, Doxycycline, Erythromycin. .. Đây đều là các thuốc giúp diệt trừ vi khuẩn có hại và ngăn chặn tình trạng nhiễm trùng.

1. Những trường hợp nào cần dùng thuốc kháng sinh răng?

Các bác sĩ sẽ tư vấn dùng thuốc điều trị cho một số bệnh như: viêm nướu răng, viêm amidan mãn tính và áp xe răng. Tuỳ theo mức độ của bệnh, các bác sĩ sẽ tư vấn sử dụng thuốc để đem đến kết quả cao nhất.

1.1. Viêm tủy răng

Viêm tuỷ răng là một bệnh lý răng miệng thường xuất phát từ sâu răng nặng, viêm lợi hay răng bị mòn, mẻ khi có lực tác động lớn. Vùng tuỷ răng và các mô xung quanh răng bị viêm nhiễm nặng sẽ tạo ra những đợt đau nhức kéo dài và ảnh hưởng nghiêm trọng tới sinh hoạt thường nhật.

Bệnh viêm tuỷ răng được phân ra làm hai loại chính là:

  • Viêm tuỷ có khả năng hồi phục: Bạn sẽ gặp phải những cơn đau nhức thoáng qua, răng ê buốt khi ăn uống đồ nóng hay nguội. Khi phát hiện bệnh, bạn chỉ cần dùng thuốc kháng sinh chứ không phải phẫu thuật tuỷ. Một số loại thuốc thường được dùng trong điều trị viêm tuỷ gồm có: Clindamycin, Penicillin, Metronidazole. ..
  • Viêm tuỷ không hồi phục: Tuỷ đã bị tổn thương nặng và tạo ra các đợt đau nhức dai dẳng, kể cả dùng thuốc giảm đau cũng không khỏi. Khi ấy, bạn cần tìm địa chỉ nha khoa uy tín để bác sĩ loại bỏ phần tuỷ răng bám đầy vi khuẩn.
Bệnh lý viêm tủy răng
Bệnh lý viêm tủy răng

1.2. Viêm nha chu nặng

  • Viêm nha chu là tình trạng các tổ chức xung quanh răng bị viêm nhiễm. Đây là một bệnh lý về răng miệng khá phổ biến và có thể gặp ở nhiều lứa tuổi với các nguyên nhân như: sức khoẻ răng miệng không tốt, thói quen ăn uống thiếu vệ sinh. ..
  • Phương pháp điều trị viêm nha chu chủ yếu là lấy mủ và mài nhẵn chân răng. Tuy nhiên, nếu trong trường hợp bệnh lý tiến triển xấu, bác sĩ sẽ tư vấn dùng thuốc đặc trị hoặc phẫu thuật để chữa tận gốc rễ.
  • Đối với phương pháp trị bệnh bằng thuốc, có thể bác sĩ sẽ kê toa thuốc dưới dạng tiêm hay uống, tuỳ theo cơ địa của từng người. Những loại thuốc dân gian thường dùng chữa viêm nha chu gồm có: Doxycycline, Cefixim, Ciprofloxacin, Gentamicin. .. Nhìn chung, những thuốc trên chỉ có tác dụng ngăn chặn vi sinh vật gây bệnh xâm nhập và phòng ngừa tình trạng viêm nhiễm lan truyền nhanh trong khoang miệng.

1.3. Áp xe răng

  • Áp xe răng là hậu quả của nhiễm trùng từ sâu răng và những bệnh lý ở lợi như nứt răng. .. Bệnh không chỉ gây nên các đợt đau nhức kéo dài mà còn là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn thâm nhập vào răng và tích luỹ mủ trong xương hàm. Áp xe răng không được điều trị sớm sẽ làm gia tăng nguy cơ nhiễm trùng nghiêm trọng ở răng, xương hàm và những mô lân cận.
  • Quá trình điều trị bệnh lý áp xe răng được phân ra làm hai bước chính. Trong đó, bước đầu tiên là dùng thuốc kháng sinh nhằm diệt trừ vi khuẩn và ngăn ngừa tình trạng áp xe tiếp diễn. Ở bước tiếp theo, các bác sĩ sẽ thực hiện một số thủ thuật nhằm hút dịch và tiêu diệt những vi khuẩn có hại ở vị trí răng bị áp xe.
  • Theo chia sẻ của các chuyên gia, trọng tâm của quá trình điều trị áp xe răng là kiểm soát triệu chứng nên kháng sinh có vai trò đặc biệt quan trọng. Những loại kháng sinh được dùng trong việc điều trị áp xe là Penicillin, Azithromycin, Metronidazole. ..
Bệnh lý áp xe răng
Bệnh lý áp xe răng

2. Những loại kháng sinh răng miệng phổ biến

Một số loại thuốc kháng sinh được sử dụng nhiều để giúp điều trị các bệnh lý về răng miệng là: Penicillin, Spiramycin, Azithromycin và Metronidazole.

2.1. Thuốc thuộc nhóm Penicillin

  • Penicillin là một nhóm thuốc kháng sinh giúp tấn công và tiêu diệt các chủng vi khuẩn có hại nên thường được sử dụng trong việc điều trị nhiễm trùng răng miệng. Thuốc sẽ gián tiếp phá vỡ các thành tế bào của vi khuẩn bằng cách tác động lên peptidoglycans.
  • Tuy nhiên, trước khi sử dụng thuốc, bạn nên tham khảo thêm ý kiến của bác sỹ. Nếu sử dụng sai cách, bạn sẽ có nguy cơ phải đối phó với những phản ứng phụ như: tiêu chảy, buồn nôn, đau đầu, nổi phát ban. ..

2.2. Thuốc kháng sinh Spiramycin

Thuốc kháng sinh Spiramycin hay được sử dụng trong các trường hợp như: áp xe răng, viêm mô tế bào quanh xương hàm, viêm quanh chân răng, viêm lợi, viêm dưới hàm. .. Khi dùng loại thuốc trên để điều trị những bệnh lý răng miệng này bạn cần uống khoảng 2 – 3 viên/ngày, mỗi lần 1 viên.

Spiramycin chống chỉ định với:

  • Phụ nữ đang ở trong 3 tháng đầu của thai kỳ.
  • Phụ nữ đang có con bú.
  • Trẻ em nhỏ hơn 15 tuổi.

Ngoài ra, thuốc Spiramycin cũng có thể gây nên một số phản ứng phụ không mong muốn như: tiêu chảy, biếng ăn, buồn nôn. ..

Thuốc kháng sinh Spiramycin
Thuốc kháng sinh Spiramycin

2.3. Thuốc kháng sinh răng Azithromycin

  • Đây là một loại thuốc kháng sinh thuộc nhóm Macrolid có tác dụng giảm các triệu chứng đau nhức răng và viêm lợi nhanh chóng. Bên cạnh đó, Azithromycin cũng nằm trong danh mục các loại thuốc chống áp xe răng được sử dụng rộng rãi bởi khả năng ức chế và tiêu diệt mọi chủng loại vi khuẩn gây bệnh.
  • Người lớn có thể uống 2 viên/ngày và sử dụng sau khi ăn khoảng 3 ngày liên tiếp. Còn đối với trẻ em, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ khi lựa chọn thuốc thích hợp với thể trạng của bé. Ngoài ra, khi dùng thuốc Azithromycin để điều trị một số bệnh lý răng miệng, bạn cần lưu ý những tác dụng phụ như: sốt, tiêu chảy, buồn nôn, đau đầu. ..

2.4. Thuốc kháng sinh răng Metronidazole

  • Thuốc Metronidazol có tác dụng kháng khuẩn mạnh đối với nhóm vi khuẩn này. Đây là nhóm vi khuẩn tồn tại ở nhiều nơi trong cơ thể chúng ta, chủ yếu là khoang miệng. Do đó, thuốc được dùng rất tốt trong trường hợp nhiễm khuẩn khoang miệng. Liều lượng sử dụng của thuốc cũng rất đa dạng và có thể điều chỉnh tuỳ theo tình trạng sức khoẻ của mỗi người.
  • Những tác dụng phụ của thuốc thường liên quan đến hệ tiêu hoá như: rối loạn tiêu hoá, buồn nôn, chán ăn không. .. Ngoài ra, bạn cũng sẽ gặp phải hiện tượng miệng có vị đắng.

3. Các loại kháng sinh đau răng cho trẻ em do nhiễm khuẩn

Đối với trường hợp trẻ em bị đau nhức răng do nhiễm khuẩn, các bác sĩ thường kê một số loại thuốc kháng sinh như: Amoxicillin, Phenoxymethyl Penicillin, Doxycycline, Erythromycin và Spiramycin và Metronidazol.

3.1. Amoxicillin và Phenoxymethyl Penicillin

Đây là hai loại thuốc kháng sinh nằm trong nhóm beta lactam được dùng phổ biến nhất để chữa nhiễm khuẩn răng miệng ở trẻ em. Thuốc có hoạt tính kháng khuẩn mạnh, khá an toàn và không tạo nên các phản ứng phụ với người dùng. Tuy nhiên, cha mẹ cũng nên hỏi kỹ ý kiến của bác sỹ trước khi cho con dùng thuốc Amoxicillin và Phenoxymethyl Penicillin.

Thuốc kháng sinh Amoxicillin
Thuốc kháng sinh Amoxicillin

3.2. Thuốc kháng sinh Doxycycline

Thuốc kháng sinh Doxycycline nằm trong nhóm tetracyclin có khả năng tiêu diệt rất nhiều loại vi khuẩn, trong đó có vi khuẩn lam. Đặc biệt, thuốc có tính chất rất tốt và không gây ngộ độc gan nên được dùng trong điều trị nhiễm trùng răng ở trẻ em. Tuy nhiên, thuốc có thể làm thay đổi màu răng ở trẻ em.

Tham khảo thêm : viêm chân răng

thuốc đau răng

3.3. Thuốc Erythromycin và Spiramycin

Đây cũng là hai loại thuốc kháng sinh có tác dụng diệt trừ vi trùng trong khoang miệng của trẻ. Tuy nhiên, Erythromycin và Spiramycin lại là lựa chọn thay thế cho các nhóm thuốc kháng sinh chúng tôi nhắc đến ở phần trên vì dễ gây phản ứng phụ như: buồn nôn, tiêu chảy.

3.4. Thuốc kháng sinh Metronidazol

Metronidazol cũng nằm trong số các nhóm thuốc kháng sinh điều trị nhiễm khuẩn răng miệng cho trẻ em với tác dụng ngăn chặn vi khuẩn phát triển. Tuy nhiên, các bác sĩ cần kết hợp với thuốc Spiramycin mới có được tác dụng trong thời gian ngắn.

Thuốc kháng sinh Metronidazol
Thuốc kháng sinh Metronidazol

4. Một số lưu ý khi sử dụng thuốc kháng sinh răng

Để quá trình điều trị các bệnh lý răng miệng diễn ra thuận lợi theo kế hoạch và tránh những rủi ro nghiêm trọng, bạn cần chú ý một số vấn đề sau:

  • Uống thuốc theo đúng liều lượng do bác sĩ chỉ định.
  • Không kết hợp sử dụng thuốc kháng sinh với các loại thuốc khác khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
  • Ngưng sử dụng thuốc khi gặp các phản ứng này. Không uống thuốc kháng sinh đã dùng cho người khác.
  • Không nên giữ lại thuốc kháng sinh đã được sử dụng đối với các bệnh lý răng miệng tái phát.
  • Kết hợp sử dụng thuốc với ăn uống và vệ sinh răng miệng tốt giúp bệnh lý sớm được điều trị dứt điểm.
  • Thuốc kháng sinh răng hỗ trợ điều trị các bệnh lý liên quan đến răng miệng như: áp xe răng, viêm lợi, viêm amidan. ..

Để hạn chế các phản ứng phụ ảnh hưởng tới cơ thể, bạn nên uống thuốc theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.

 

Bạn có thể tham khảo thêm : Installment payment for braces

niềng răng mắc cài sứ

BEDENTAL - PREMIUM CLINIC

IN HA NOI

CS1: 7B Thi Sách, Ngô Thì Nhậm, Hai Bà Trưng, Hà Nội,

Address 2: 98C Chien Thang St, Van Quan, Ha Dong Dist, Ha Noi. - 0934.61.9090

IN HO CHI MINH CITY

56 Nguyễn Đình Chiểu, Đa Kao, Quận 1, Tp.Hồ Chí Minh

WORKING

09h00 – 21h00. Tất cả các ngày trong tuần.

Website:   https://bedental.vn/

Rate this post

2 thoughts on “7 loại thuốc kháng sinh răng được nhiều người tin dùng

  1. Pingback: Top 13 thuốc nhỏ mắt tốt mà bạn nên dùng - Be Dental

  2. Pingback: Top 10 loại thuốc trị thoái hóa khớp tốt nhất - Be Dental

Comments are closed.