Thư viện chuyên khoa

Nám da là gì? 1 số phương pháp điều trị nám da hiệu quả

Nám da là tình trạng phổ biến, thường gặp ở phụ nữ khi bước sang tuổi 30. Mặc dù vậy, nhiều người vẫn chưa biết chính xác nám da là gì và thường nhầm lẫn với các bệnh lý khác của da. Vì thế, trong bài viết này, Bedental sẽ cung cấp cho bạn tất tật những thông tin liên  dõi.quan đến nám da, bao gồm nám da là gì, các loại nám thường gặp, nguyên nhân gây nám, cách điều trị nám da.

Nám da
Nám da

Nám da là hiện tượng da bị rối loạn tăng sắc tố, khi sự sản xuất Melanin vượt quá mức bình thường, gây ra những vết đen hoặc đốm trên da. Đây là vấn đề thường xảy ra ở phụ nữ từ 20 – 50 tuổi, đặc biệt trong giai đoạn mang thai và sau khi sinh. Tình trạng nám da có thể tồn tại và ngày càng trầm trọng theo thời gian, và thường xảy ra nhiều hơn vào mùa hè và ít hơn khi tiết trời chuyển sang mùa đông.

Nám da thường xuất hiện ở những vùng sau:

  • Trán.
  • 2 bên má.
  • Mũi và quanh môi.
  • Một số trường hợp khác: cổ, cánh tay,…

Nám da có những biểu hiện khác nhau tùy theo kích thước, màu sắc, độ nông, sâu. Theo phân loại lâm sàng, nám da phổ biến được chia thành 3 loại, gồm:

  • Nám nông.
  • Nám sâu.
  • Nám hỗn hợp.

Khi bị nám da người mắc có thể can thiệp thông qua các phương pháp điều trị nám da.

Vi khuẩn ăn thịt người là gì? 1 số dấu hiệu, nguyên nhân và cách phòng tránh

 

Nguyên nhân hình thành nám da 

1.Nguyên nhân nội sinh 

Có nhiều nguyên nhân hình thành nám da. Một số nguyên nhân nội sinh có thể được liệt kê như sau:

  • Di truyền: Gen có thể ảnh hưởng đến việc phát triển nám da. Nếu trong gia đình có người bị nám, khả năng con cháu cũng gặp tình trạng này là rất cao. Đa số các cặp sinh đôi giống nhau cũng đều mắc bệnh này. Người có làn da sậm màu dễ bị nám hơn so với người da trắng.
  •  Giới tính: Tỷ lệ mắc bệnh nám ở phụ nữ cao gấp 9 lần so với nam giới.
  • Sử dụng thuốc tránh thai.
  • Đang điều trị rối loạn hoặc suy giáp.
  •  Phụ nữ mang thai: Nám da là tình trạng phổ biến và ảnh hưởng từ 15% – 50% phụ nữ mang thai. Việc gia tăng hormon estrogen, progesterone và các hormone kích thích tế bào sắc tố trong quá trình mang bầu có thể gây ra hiện tượng này.
  • Tác động của một số loại thuốc: Kháng sinh, thuốc chống viêm không steroid (NSAID), thuốc lợi tiểu, retinoid, thuốc hạ đường huyết, thuốc chống co giật, thuốc điều trị loạn thần,…
  • Lão hóa da.

2.Nguyên nhân ngoại sinh 

Thiet ke chua co ten 3.pdf 19 1
Có nhiều nguyên nhân hình thành nám da

Bên cạnh những nguyên nhân nội sinh, Nguyên nhân hình thành nám da còn xuất phát từ những yếu tố sau:

  • Một số loại mỹ phẩm có thể khiến da trở nên nhạy cảm với ánh sáng mặt trời. Việc sử dụng các sản phẩm chăm sóc da không đúng cách cũng có thể gây kích ứng, làm da mỏng và dễ bị ảnh hưởng bởi các tác nhân bên ngoài.
  • Đặc biệt, việc sử dụng xà phòng thơm có thể gây ra hoặc làm nặng tình trạng nám da. Tia cực tím trong ánh nắng mặt trời ảnh hưởng đến tế bào kiểm soát sắc tố (melanocytes) và gây ra hiện tượng nám da.
  • Ngoài ra, ánh sáng từ các thiết bị điện tử như TV, máy tính và điện thoại di độngh cũg có thể ảnh hưởng tới làn da của chúng ta. Chế độ chăm sóc da không phù hợp kéo dài cũngthể làm yếu đi làn da, giảm sức đề khántlàm cho da trở nên tổn thương.

Dấu hiệu của bệnh nám da 

Dấu hiệu chính của bệnh nám da là tăng sắc tố melanin làm xuất hiện những mảng da sẫm màu. Những vùng tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời như: mặt, cổ, cánh tay,… có nguy cơ cao bị nám da. Tình trạng này tuy không đau nhưng gây mất thẩm mỹ, khiến nhiều người tự ti vì vẻ ngoài kém sắc của mình.

  • Vùng da sạm màu: Nám da xuất hiện dưới dạng các vùng da có màu sắc khác biệt so với da xung quanh. Chúng có thể có màu nâu, xám, hoặc đậm hơn so với da xung quanh.
  • Các vết tối màu không đều đặn: Các vùng nám thường có hình dạng không đều và có kích thước khác nhau. Chúng có thể xuất hiện ở mọi phần trên da, như mặt, cổ, tay, vai, và các khu vực khác của cơ thể.
  • Tăng cường sự xuất hiện của nám trong thời gian nắng nóng: Nám da thường trở nên rõ rệt hơn khi da tiếp xúc với tia UV từ ánh nắng mặt trời. Do đó, trong mùa hè hoặc khi tiếp xúc với ánh nắng mạnh, các vết nám có thể trở nên đậm hơn.
  • Thay đổi về màu sắc của da: Da có thể trở nên không đều màu và có sự thay đổi màu sắc, đặc biệt sau khi tiếp xúc với các tác nhân gây nám như ánh nắng mặt trời.
  • Mức độ khác nhau giữa các người: Sự xuất hiện và mức độ nám da có thể thay đổi từ người này sang người khác. Một số người có thể có nám nhẹ, trong khi người khác có nám mạnh hơn.

Từ những nguyên nhân nám da trên có thể tổng hợp và tìm phương án điều trị nám da hiệu quả nhất.

Viêm da dị ứng: 1 số nguyên nhân và cách điều trị

 

Phân biệt các loại nám da 

Theo phân loại lâm sàng, nám da chia thành: nám mảng, nám sâu và nám hỗn hợp, đây là những loại nám da phổ biến:

1. Nám nông

Nám nông được hình thành do sự xâm nhập của các tế bào melanocyte mang sắc tố melanin vào lớp tế bào sừng. Đây là loại nám có màu nâu nhạt, có đặc điểm chân nông và thường xuất hiện trên thượng bì hoặc lớp da ngoài cùng dưới dạng từng mảng nhỏ. Vị trí phổ biến của nám nông là ở vùng trán, hai bên gò má, mũi và cằm. Nó có đường viền rõ rệt và dễ phân biệt so với vùng da xung quanh.\

2. Nám sâu 

Nám sâu có màu từ nâu nhạt đến đen sẫm, với đường viền mờ mờ. Chân nám được vết sâu trong da, do tế bào melanocyte đẩy sắc tố melanin từ trung bì vào phía sâu hơn. Loại nám này xuất hiện dưới dạng các đốm nhỏ, giống như các vết thâm sau khi mụn đã trị liệu. Nám đốm thường gặp ở phụ nữ trên 30 tuổi và trong giai đoạn tiền mãn kinh.

3. Nám hỗn hợp 

Nám hỗn hợp là một trong những loại nám da phổ biến nhất, bao gồm cả nám nông và nám sâu. Chúng xuất hiện không đều tán rải trên vùng trán, hai bên gò má, mũi và xung quanh khu vực mắt. Với đặc điểm chân nằm sâu, màu sắc và kích thước không đồng nhất, loại nám này thực sự khó để điều trị.

Ảnh hưởng của nám da đến đời sống sinh hoạt 

Thiet ke chua co ten 3.pdf 20 1
Nám da xuất hiện chủ yếu trên mặt, 2 bên má với những mảng, đốm sẫm màu

Ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống! Nám da xuất hiện chủ yếu trên mặt, 2 bên má với những mảng, đốm sẫm màu. Tình trạng này gây nhiều phiền toái, ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt, nhất là với phụ nữ. Nám da khiến nhiều người mất tự tin, ảnh hưởng đến tâm lý, ngại giao tiếp, da lão hóa nhanh,…

Người có nám da có thể tránh tiếp xúc với nắng mặt trời hoặc phải thực hiện biện pháp bảo vệ da mạnh mẽ hơn khi tham gia các hoạt động ngoại trời, điều này có thể ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày và tham gia vào các hoạt động ngoại trời.Ngoài ra việc điều trị nám cũng tiêu tốn khá nhiều thời gian và tiền bạc.

Những người có nguy cơ cao bị mắc nám da

Nám da phổ biến thường gặp ở 90% phụ nữ, chỉ 10% nam giới gặp phải tình trạng này. Ngoài ra còn một số nguyên nhân ảnh hưởng đến sắc tố da như:

  1. Di truyền: Nếu trong gia đình bạn có người thân nào có vấn đề về nám da, bạn có khả năng cao hơn để thừa hưởng tình trạng này.
  2. Thay đổi hormone: Sự biến đổi về hormone có thể gây nám da. Điều này thường xảy ra trong thời kỳ mang thai, sử dụng các loại thuốc chứa hormone, hoặc trong giai đoạn tiền mã kinh.
  3. Tuổi tác: Da thường trở nên dễ dàng bị nám da khi bạn lớn tuổi hơn do quá trình lão hóa.
  4. Sử dụng sản phẩm chăm sóc da không phù hợp: Các sản phẩm chăm sóc da chứa các thành phần có thể kích thích sự sản xuất melanin trong da, dẫn đến nám da.
  5. Dược phẩm và thuốc: Một số loại thuốc và dược phẩm có thể gây ra tình trạng nám da như các thuốc chứa dẫn xuất của quinine hoặc thuốc tránh thai.
  6. Loại da: Người có da nhạy cảm hơn thường có nguy cơ cao hơn bị nám da.

 

Sạm da là gì ? – 3 nguyên nhân gây sạm da

 

Chẩn đoán tình trạng nám da

Nám da có thể nhìn thấy bằng mắt thường, chủ yếu xuất hiện ở trán, 2 má, cằm, mũi,… Vết nám có màu sắc và kích thước đa dạng nên có thể nhầm lẫn với một số bệnh về da khác.

Vì vậy, để biết chính xác liệu mình có bị nám hay không, loại nám mà gặp phải là gì, các bác sĩ sẽ sử dụng đèn Wood (một thiết bị khám da phát ra ánh sáng UV sóng dài – còn được gọi là ánh sáng đen) hoặc máy soi da để kiểm tra. Bên cạnh đó, để có kết quả chẩn đoán chính xác hơn, các bác sĩ có thể tiến hành sinh thiết bằng cách lấy một mẫu da có kích thước từ 2mm – 5mm và mang đi xét nghiệm mô bệnh học.

Sinh thiết là một phương pháp tương đối đơn giản và phổ biến giúp các bác sĩ có thể chẩn đoán chính xác các rối loạn về da. Khi da bị nám, kết quả sinh thiết cho thấy: tế bào chứa hắc sắc tố hình dạng như đuôi gai (phân nhánh), melanin xuất hiện trong tế bào sừng nền và trên, melanin hiện diện ở lớp hạ bì và kết quả này được xếp vào thang điểm đánh giá nám (MASI). Mức độ của việc da bị nám có thể được xác định dựa trên thang điểm đánh giá nám da (MASI).

Điều trị nám da

Thiet ke chua co ten 3.pdf 21 1
Tùy thuộc vào từng trường hợp cần phải điều trị nám da hoặc nám có thể tự biến mất, mờ dần hoặc tồn tại trong vài năm, thậm chí vĩnh viễn

Trước tiên, để điều trị nám da, bác sĩ sẽ tìm ra nguyên nhân gây bệnh. Tùy thuộc vào từng trường hợp, nám có thể tự biến mất, mờ dần hoặc tồn tại trong vài năm, thậm chí vĩnh viễn. Để điều trị nám da hiệu quả, cần xem xét và dựa trên từng cơ địa và nguyên nhân riêng của mỗi người.

Không phải lúc nào cũng cần phải điều trị nám da. Nếu nám da xuất hiện do các thay đổi về nội tiết tố hoặc do phụ nữ mang thai sử dụng thuốc tránh thai, có thể giảm đi sau khi sinh hoặc khi ngừng sử dụng thuốc. Nếu nguyên nhân gây ra là do tiếp xúc quá lâu với ánh sáng mặt trời, màn hình LED, mỹ phẩm hoặc xà phòng thơm, bạn có thể tạm ngưng sử dụng hay giới hạn tiếp xúc với các yếu tố này. Đồng thời, bạn cũng nên hỏi ý kiến của bác sĩ chuyên khoa da liễu để được kiểm tra và tư vấn về liệu trình điều trị phù hợp.

Một số cách điều trị nám da có thể tham khảo như:

  • Axit tranexamic đã được phát triển thành một loại thuốc bôi ngoài da tuyệt vời, không chỉ giúp trị nám mà còn làm mờ vết thâm sau mụn. Quá trình diễn biến da hóa học đã được cải tiến đáng kể bằng việc sử dụng axit glycolic, axit alpha hydroxy và axit salicylic. Nhờ đó, lớp da sẫm màu có thể được loại bỏ mà không gây ảnh hưởng đến quá trình tái tạo tế bào mới của da.
  • Sử dụng chùm tia laser là một phương pháp hiệu quả để loại bỏ các sắc tố gây nám, đồng thời kích thích sản sinh collagen và hình thành lớp tế bào mới, từ đó làm mờ vết nám, đều màu và làm da trở nên sáng hơn.
  • Mesotherapy cũng là một phương pháp điều trị rất hiệu quả cho vấn đề này. Bác sĩ sẽ sử dụng bơm tiêm kết hợp với các hoạt chất giúp ức chế quá trình sản sinh sắc tố trong các lớp da. Một ưu điểm của phương pháp này là thuốc sẽ không bị cản trở bởi lớp sừng nên hiệu quả của nó cao hơn so với việc sử dụng thuốc bôi hoặc điện di.
  • Axit azelaic, có dạng kem, lotion hoặc gel, có thể được thoa lên da hai lần mỗi ngày. Đây là một loại thuốc phù hợp cho phụ nữ mang thai.
  • Methimazole là một phương pháp điều trị được áp dụng trong trường hợp kháng hydroquinone. Nó hoạt động bằng cách giảm quá trình tổng hợp sắc tố melanin trong da.
  • Chiết xuất đậu nành: làm giảm quá trình chuyển đổi từ tế bào hắc tố sang tế bào da. Giúp đẩy lùi vết nám, tàn nhang, đồng thời, bảo vệ da khỏi tác hại của môi trường bên ngoài.
  • Axit Alpha Hydroxy (AHA): nhóm các loại axit có nguồn gốc từ thực vật (mía, nho, các loại trái cây thuộc họ cam quýt) và động vật (sữa ong chúa). Các mỹ phẩm chứa AHA giúp điều chỉnh sắc tố, làm sáng da, giảm nếp nhăn,…
  • Hydroquinone: có tác dụng làm sáng những mảng da sẫm màu như nám, đồi mồi, tàn nhang. Hydroquinone có thể ở dạng kem, gel, lotion hoặc nhũ tương. Thông thường, cần ít nhất 4 tuần để thuốc phát huy tác dụng và mất từ 2 – 4 tháng dùng đều đặn mới cho hiệu quả rõ rệt.
  • Tretinoin: thuốc bôi ngoài da, dùng trong điều trị mụn trứng cá, nếp nhăn hoặc những tổn thương do ánh nắng mặt trời. Lưu ý, không dùng Tretinoin cho phụ nữ mang thai.

Nám và tàn nhang có giống nhau không?

Thiet ke chua co ten 3.pdf 22 1
tàn nhang

Nám da và tàn nhang là hai tình trạng da hoàn toàn khác nhau. Đối với bệnh nám da, chúng thường xuất hiện dưới dạng các đốm sậm màu không đều trên mặt, đặc biệt là ở vùng má, cằm và trán. Nám có kích thước và mức độ sậm nhạt khác nhau, thường lớn hơn tàn nhang.

Tuy nhiên, tàn nhang lại là biểu hiện của việc sản xuất quá mức sắc tố melanin trong da. Chúng có thể xuất hiện ở bất kỳ tuổi nào và phân bố chủ yếu trên mặt, cổ, ngực và cánh tay. Màu sắc của tàn nhang đa dạng hơn, có thể là đen, nâu nhạt hoặc nâu sẫm hoặc có thể có màu xanh vàng do xác định từ ánh sáng UV. Tàn nhang có kích thước từ 1mm – 5mm, giống hạt tiêu hoặc hạt mè và tổ chức thành từng vùng riêng lẻ hoặc liên kết lại với nhau.

Điều này cũng có ý nghĩa trong việc thay đổi độ sậm của tàn nhang dựa trên cường độ ánh sáng mặt trời. Ví dụ, tàn nhang có xu hướng trở nên sậm hơn vào mùa hè và nhạt đi vào mùa đông.

 

7+ công thức tắm trắng bằng cà phê hiệu quả tại nhà

 

Có thể điều trị nám da dứt điểm hay không?

Thiet ke chua co ten 3.pdf 14 1 1
Điều trị nám da

Có thể điều trị nám da dứt điểm nhưng còn tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh nám da. Vết nám có thể tự biến mất sau khi sinh con hoặc ngưng dùng thuốc tránh thai mà không cần phải điều trị nám da. Ngoài ra Kem, thuốc bôi hoặc những phương pháp điều trị nám da hiện đại như: bắn laser, điện di da mặt, tiêm HA, lăn kim,… có thể làm mờ vết nám.

Song, nếu làn da không được bảo vệ khỏi tác hại của ánh sáng mặt trời, nám có thể tái phát trở lại sau khi đã điều trị nám da thậm chí nặng hơn ban đầu. Do đó, sau điều trị nám da, người bệnh cần che chắn cẩn thận, thoa kem chống nắng và bảo vệ da mỗi khi đi ra ngoài. Đồng thời, tái khám định kỳ để bác sĩ có thể theo dõi, kịp thời ngăn ngừa bệnh tái phát

Thực phẩm nên bổ sung trong quá trình điều trị nám da 

Khi bị nám, bên cạnh thuốc bôi và các phương pháp điều trị hiện đại, chế độ ăn uống lành mạnh, đủ nước (từ 1,5 lít – 2 lít/ngày) đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện tình trạng này. Các loại thực phẩm cần bổ sung gồm:

  • Vitamin C: có hiệu quả trong việc giảm sản xuất melanin, tăng khả năng bảo vệ da, giảm tác hại của ánh nắng mặt trời. Vitamin C thường có trong một số thực phẩm như kiwi, việt quất, trái cây họ cam quýt, các loại hạt,…
  • Vitamin E: có nhiều trong mầm lúa mì, dầu hướng dương, đậu nành, rau xanh, thịt, cá, trứng, sữa, hoa quả,…
  • Thực phẩm chứa Carotenoid: cà rốt, bí ngô, đào, khoai lang.
  • Retinoid (tên gọi chung của vitamin A): thuốc bôi hoặc uống.
  • Chất béo không bão hòa: gồm Omega 3 và Omega 6, có trong hải sản như cá hồi, cá trích, cá mòi, cá thu,…

 

BEDENTAL – HỆ THỐNG NHA KHOA TIÊU CHUẨN HÀNG ĐẦU

CHI NHÁNH HÀ NỘI

CS1: 7B Thi Sách, Ngô Thì Nhậm, Hai Bà Trưng, Hà Nội - 0934.61.9090
CS2: Tòa nhà CC2, Nguyễn Hữu Thọ, Hoàng Mai, Hà Nội (Bên trong Truehope) - 0934.61.9090

CHI NHÁNH TP.HỒ CHÍ MINH (HCM)

CS1: 53 -55 -57 Phó Đức Chính, Nguyễn Thái Bình, Quận 1, Tp.Hồ Chí Minh - 0766.00.8080
CS2 :Số 25, đường số 7 khu đô thị Cityland Gò Vấp (Ngõ 672A Phan Văn Trị), Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh, Việt Nam -  093 181 0680

CHI NHÁNH THÀNH PHỐ VINH - NGHỆ AN

CS1: 39A Đ. Lê Hồng Phong, Hưng Bình, Thành phố Vinh, Nghệ An - 0934.61.9090

GIỜ HOẠT ĐỘNG:

09h00 – 21h00. Tất cả các ngày trong tuần

Website: https://bedental.vn/

 

Nên Trồng Răng Sứ Hay Implant – Ưu Nhược Điểm Của Từng Phương Pháp

 

 

 

 

 

Rate this post