Xỏ khuyên tai đang là xu hướng cực kỳ “hot” của giới trẻ. Mỗi người sẽ quyết định sở hữu cho mình những chiếc khuyên “độc quyền”, thể hiện cá tính riêng. Bài viết sau đây của BeDental sẽ cung cấp một số thông tin cần biết về vị trí xỏ khuyên tai, cách chăm sóc lỗ xỏ và lưu ý khi xỏ khuyên tai đầy đủ nhất, xem ngay nhé!
Xỏ khuyên là gì?
-Xỏ khuyên là gì? Xỏ khuyên là việc sử dụng một cây kim rất cứng, bên trong rỗng để khi xỏ khuyên sẽ cho khuyên vào bên trong.
-Xỏ khuyên có độ thẩm mỹ cao và vết xỏ nhanh liền, khi xỏ xong bạn có thể chọn khuyên theo ý muốn. Các dụng cụ xỏ khuyên yêu cầu đảm bảo vệ sinh sạch sẽ, an toàn nên bạn không lo bị nhiễm trùng nhé
Xỏ khuyên tai có đau không?
-Xỏ khuyên tai có đau không? Xỏ khuyên tai sẽ gây đau phụ thuộc vào tình trạng tai và cách thực hiện. Nếu bạn đã từng xỏ khuyên tai trước đó và không có vấn đề gì, thì việc xỏ lần tới sẽ không gây đau. Tuy nhiên, nếu tai của bạn bị viêm hay bị nhiễm trùng thì việc xỏ khuyên sẽ gây đau và nhiều vấn đề khác.
-Nếu bạn thấy đau hay không thoải mái sau khi xỏ khuyên tai, bạn nên ngừng việc sử dụng và hỏi ý kiến của bác sỹ hoặc nhân viên y tế. Họ sẽ kiểm tra tai của bạn để chắc chắn rằng không có bất cứ vấn đề gì nghiêm trọng và chỉ dẫn bạn về cách sử dụng khuyên tai đúng cách và hiệu quả.
Các vị trí xỏ khuyên tai
Xỏ lỗ đơn
-Đây là lỗ xỏ cơ bản và ít đau nhất. Mọi thiết kế khuyên tai trên thị trường đều phù hợp với lỗ xỏ này.
-Vị trí xỏ lỗ đơn là ngay phần thịt mềm ngay dái tai, ta có thể dễ dàng thấy được bất kể tóc dài hay ngắn.
Xỏ lỗ đúp
-Lỗ đúp được xem là “level up” của xỏ lỗ đơn với vị trí khá gần nhau. Và vị trí xỏ lỗ đúp cũng là phần thịt dái tai, xỏ 2 lỗ bao gồm lỗ đơn và 1 lỗ gần lỗ đơn.
Xỏ lỗ ba
-Xỏ lỗ ba thể hiện một sự “đơn giản mà phá cách”, người ta thường đeo 3 khuyên giống nhau hoặc khác nhau đều được.
Xỏ vành tai
-Xỏ vành tai là một dạng khá quen thuộc với các bạn trẻ hiện đại, với rất nhiều kiểu dáng và mẫu mã cho bạn lựa chọn đấy! Bạn có thể xỏ bất cứ vị trí nào ở phần vành tai (sát mép ngoài) để tạo điểm nhấn.
Xỏ vành tai trước – Forward Helix Piercing
-Kiểu xỏ vành tai trước cũng là một dạng khá cơ bản và dễ xỏ, mau lành cùng nhiều thiết kế ấn tượng, đẹp mắt. Đây là vị trí khá dễ gây “nhầm lẫn” vì diện tích xỏ vành tai trước thực ra lại nằm sâu trong tai, chứ không phải sát mép ngoài nữa đâu nhé!
Xỏ phía trong vành tai
-Những mẫu bông tai xỏ trong vành tai thường sẽ dễ bị nhầm lẫn với xỏ khuyên vành vì vị trí khá gần nhau.
Xỏ lỗ dây chuyền
-Xỏ lỗ dây chuyền là kiểu xỏ nhiều lỗ gần nhau từ vị trí dái tai lên sụn vành tai. Bạn có thế phối những mẫu bông tai giống hoặc khác nhau để phù hợp với phong cách của mình nhé!
Xỏ lỗ đúp ngược – Transverse Lobe Piercing
-Xỏ lỗ đúp ngược có vẻ là một khái niệm chưa phổ biến, thường là xỏ ở phần mềm dưới dái tai. Với kiểu xỏ này bạn chỉ nên đeo những loại khuyên nhỏ, không quá nặng.
-Kiểu xỏ này sẽ mang lại nét cá tính mạnh mẽ cho người đeo đấy.
Xỏ vị trí Daith
-Vị trí Daith là phần sụn bên trong tai. Vị trí xỏ này sẽ xỏ 2 bên phần sụn cứng ở gần lỗ tai. Bạn hãy xem hình dưới đây để hình dung nhé!
Xỏ vị trí Helix
-Helix là một tên gọi của xỏ khuyên vành tai và thường ở vị trí cao trên vành tai. Người ta thường phối 2 – 3 loại bông tai trên phần diện tích khá lớn này để tạo điểm nhấn.
Xem thêm: Lưu ý khi bấm lỗ tai
Xỏ lỗ ngang Scaffold/Industrial
-Đây là một kiểu xỏ khuyên cực kỳ “cool ngầu” vì nó thường thấy ở các bạn trẻ có phong cách cá tính, mạnh mẽ. Xỏ lỗ ngang được xem như một “biến tấu” của xỏ vành tai, chỉ có điều bạn sẽ đeo chiếc khuyên chuyên dụng cho vị trí này luôn nhé!
Xỏ vị trí Rook
-Vị trí xỏ khuyên tai Rook hơi chút phức tạp và đòi hỏi tay nghề cao. Đây là vị trí sụn gập lại, có độ cứng và gần như là dày nhất trên tai, nằm ở một vị trí khá khuất.
-Vì thế nên bạn hãy tìm những địa chỉ xỏ khuyên có tên tuổi và uy tín nhé!
Xỏ vị trí Tragus – Tragus Piercing
-Đây là vị trí khá nhỏ nên cũng phù hợp với những chiếc khuyên bé xinh, nhưng không kém phần ấn tượng và thu hút đâu nhé! Đây là phần sụn nhỏ của tai nên kỹ thuật xỏ không cần yêu cầu quá cao.
Xỏ vị trí Anti-tragus Piercing
-Ngược lại với Tragus thì Anti-tragus chính là phần đối diện với vị trí Tragus, và cũng sẽ phù hợp với những thiết kế bông tai nhỏ và tinh tế.
Xỏ vị trí Conch – Conch Piercing
-Conch là vị trí nằm ngay trung tâm tai, đây là vị trí bạn có thể đeo khuyên đính đá, hoặc đeo khuyên tròn, khuyên tròn đính đá toàn thân với size lớn ôm lấy toàn bộ vành tai của bạn, trông sẽ cực kỳ ấn tượng.
Xỏ vị trí Flat – Flat Piercing
-Đây là phần bằng phẳng nhất trên tai của bạn. Các bạn trẻ thường kết hợp 2 – 3 khuyên ở vị trí này, tạo nên sự nổi bật và thu hút người đối diện.
Xỏ vị trí Snug – Snug Piercing
-Đây là vị trí khá đặc biệt và cũng không nhiều người xỏ khuyên ở đây, và là phần sụn dày nhất trên tai chúng ta. Xỏ khuyên Snug sẽ rất nổi bật vì nó nằm ngay phần dễ thấy nhất của tai.
Xem thêm: Xỏ khuyên mũi
Phối hợp nhiều lỗ xỏ
-Ngoài việc chỉ xỏ 1 lỗ duy nhất, bạn cũng có thể phối hợp nhiều lỗ xỏ cùng những kiểu khuyên khác nhau để thể hiện được cá tính của bản thân nhé!
-Việc phối khuyên tai kiểu này tùy thuộc thẩm mĩ của bạn, tuy nhiên cũng đừng nên đeo quá nhiều vì nhìn sẽ bị rối mắt đấy.
Cách chăm sóc lỗ xỏ khuyên tai
Rửa tay sạch sẽ trước khi vệ sinh lỗ xỏ
-Cách chăm sóc lỗ xỏ khuyên tai:Trước khi làm bất cứ một hành động gì tác động tới lỗ xỏ, ví dụ như chỉnh lại khuyên tai hoặc kiểm tra phần da đang lành, bạn hãy rửa tay thật sạch sẽ, nhưng tránh những loại nước rửa tay chứa nhiều cồn để không gây kích ứng.
Bạn có thể tham khảo thêm : Xỏ khuyên rốn: 4 điều phải nhớ trước khi làm
Vệ sinh lỗ xỏ và khuyên tai thường xuyên
-Sau khi rửa tay sạch sẽ, hãy chú ý vệ sinh lỗ xỏ và khuyên tai thường xuyên bằng nước muối biển, nước muối sinh lý để đảm bảo vệ sinh, tránh gây kích ứng.
-Dùng nước muối sẽ làm sạch nhưng không khiến da quá khô, chỉ cần lau mặt trước và mặt sau của lỗ xỏ bằng bông gòn là được nhé!
Sử dụng nước muối hoặc thuốc mỡ, kháng sinh dạng bôi để sát khuẩn lỗ xỏ
-Bạn hãy sát trùng lỗ xỏ bằng bông gòn hoặc tăm bông chấm cồn tẩy rửa hoặc thuốc mỡ, thuốc kháng sinh dạng bôi. Việc sát trùng sẽ giúp vết thương mau lành và giảm nguy cơ nhiễm trùng lỗ xỏ.
-Nhưng hãy chú ý ngưng sử dụng nếu phần da bị khô quá nhé!
Chỉ dịch chuyển khuyên tai khi đã được làm ẩm
-Nếu da khô, bạn làm xê dịch khuyên tai sẽ dễ làm cho lỗ xỏ bị nứt và chảy máu. Chính vì thế, chỉ nên xoay khuyên tai khi da đang còn ẩm, ngay sau khi vệ sinh tai nhé!
Xác định thời gian và dấu hiệu lành của vùng xỏ khuyên tai
-Mỗi vị trí xỏ khuyên sẽ có một thời hạn lành da khác nhau, có thể từ vài tháng đến tận 1 năm. Khi mô ngừng đau, sưng và tiết dịch, đồng thời các vết đỏ biến mất thì chính là lúc lỗ xỏ đã lành.
Các lưu ý khi xỏ khuyên tai
Chải tóc cẩn thận, buộc tóc cao tránh vướng vào lỗ xỏ
-Một số các lưu ý khi xỏ khuyên tai là :hãy chải tóc, buộc tóc cẩn thận để không vướng vào khuyên tai khi mới xỏ, vì sức kéo và lực ma sát có thể làm kích ứng và chậm quá trình lành lặn của vết thương đấy!
Bạn có thể tham khảo thêm : 5 điều cần biết về xỏ khuyên mũi
Tránh chạm vào lỗ xỏ hoặc để đồ vật khác vướng vào
-Bạn nên chú ý nhiều cho tới khi lỗ xỏ khuyên tai lành lại, tránh chạm vào lỗ xỏ khi tay chưa vệ sinh sạch sẽ, hoặc lỡ làm vướng vào tai, để giữ cho lỗ xỏ không bị rách ra và nhiễm trùng.
Bạn có thể tham khảo thêm : Bấm lỗ tai và 1 vài điều cần lưu ý
Không tiếp xúc hóa chất, đi bơi hoặc nước nóng khi vết xỏ chưa lành
-Khi lỗ xỏ còn mới, bạn không nên tiếp xúc với hóa chất hoặc nước nóng, không đi bơi để tránh các chất bẩn và độc hại bám vào vết thương hở.
Giặt áo gối, mền sạch sẽ
-Đây là điều rất đơn giản nhưng rất nhiều người lại vô tình bỏ qua đấy! Bạn nên giặt áo gối (vỏ gối) và chăn mền sạch sẽ, tránh lây lan vi khuẩn và bụi bẩn khi nằm nhé!
Bổ sung nhiều thực phẩm tốt cho cơ thể
-Nên kiêng một vài món ăn gây sẹo như thịt bò, tôm, rau muống, ghẹ… và cần bổ sung nhiều dinh dưỡng tốt cho cơ thể, đẩy nhanh quá trình lành lặn của vết thương.
Bạn có thể tham khảo thêm : 1 vài lưu ý khi xỏ khuyên lưỡi
Nếu lỗ xỏ bị đau, chảy mủ thì đến ngay bác sĩ
-Nếu bạn thấy bất cứ dấu hiệu nào của việc nhiễm trùng lỗ xỏ, hãy đến ngay bác sĩ để kiểm tra, uống thuốc và điều trị. Các dấu hiệu nhiễm trùng dễ dàng nhìn thấy như:
- Tai đau và sưng sau khoảng một tuần xỏ khuyên tai.
- Lỗ xỏ chảy mủ hoặc dịch sẫm màu.
- Vùng da xung quanh lỗ xỏ nổi màu đỏ hoặc màu hồng đậm.
- Chảy máu liên tục.
Dưới đây là bài viết mà Bedental chia sẻ về các vị trí xỏ khuyên tai đẹp, bạn có thắc mắc gì cần giải đáp hoặc tư vấn về tình trạng hiện tại có thể liên lạc với đội ngũ bác sĩ để được giải đáp chi tiết tận tình nhất .
Tư vấn chuyên môn bài viết:
TS.BÁC SĨ NGUYỄN HỮU QUANG
BEDENTAL – HỆ THỐNG NHA KHOA TIÊU CHUẨN HÀNG ĐẦU
CHI NHÁNH HÀ NỘI
CS1: 7B Thi Sách, Ngô Thì Nhậm, Hai Bà Trưng, Hà Nội - 0934.61.9090
CS2: Tòa nhà CC2, Nguyễn Hữu Thọ, Hoàng Mai, Hà Nội (Bên trong Truehope) - 0934.61.9090
CHI NHÁNH TP.HỒ CHÍ MINH (HCM)
CS1: 53 -55 -57 Phó Đức Chính, Nguyễn Thái Bình, Quận 1, Tp.Hồ Chí Minh - 0766.00.8080
CS2 :Số 25, đường số 7 khu đô thị Cityland Gò Vấp (Ngõ 672A Phan Văn Trị), Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh, Việt Nam - 093 181 0680
CHI NHÁNH THÀNH PHỐ VINH - NGHỆ AN
CS1: 39A Đ. Lê Hồng Phong, Hưng Bình, Thành phố Vinh, Nghệ An - 0934.61.9090
GIỜ HOẠT ĐỘNG:
09h00 – 21h00. Tất cả các ngày trong tuần
Website: https://bedental.vn/
HƯỚNG DẪN ĐI KHÁM TẠI BỆNH VIỆN RĂNG HÀM MẶT TRUNG ƯƠNG NĂM 2023
Pingback: Top 44 Xỏ Tragus và những điều cần biết 2023 - KingSEO