Thư viện chuyên khoa

Yoga là gì ? 1 số bài tập và hướng dẫn tập yoga

Yoga là phiên âm tiếng Phạn của từ √युज् (√yuj) , có ý nghĩa là “đặt bản thân dưới một sự điều ngự, tập trung và chuyên chú”. Yoga (đọc là Du-già) bắt nguồn từ Ấn Độ. Là bộ môn đang được nhiều người yêu thích và mong muốn theo đuổi để thư giãn, rèn luyện cơ thể. Ngay sau đây, chúng ta hãy tìm hiểu kỹ hơn nữa về nguồn gốc, lịch sử cũng như lợi ích của bộ môn này nhé!

I. Yoga là gì? Nguồn gốc, lịch sử

Là phiên âm tiếng Phạn của từ √युज् (√yuj) , có ý nghĩa là đặt bản thân dưới một sự điều ngự, tập trung và chuyên chú. Là một bộ môn mà khi tập, người ta phải kết hợp giữa tư thế Yoga, cách hít thở và ngồi thiền.

Nguồn gốc, lịch sử của Yoga
Nguồn gốc, lịch sử của Yoga

Đây là bộ môn có nguồn gốc từ Ấn Độ khoảng 5000 năm trước. Bộ môn này không những giúp luyện tập thân thể mà còn giúp thư giãn và khai mở tâm trí. Nhiều người cho rằng sẽ giúp tâm trí được thả lỏng, giải toả stress và nhờ vậy sức khoẻ sẽ được tăng cường. 

II. Ý nghĩa của việc tập Yoga

Đa số mọi người nghĩ rằng, đây chỉ là những động tác, tư thế uốn éo, ép dẻo kì lạ nhưng thật chất chúng sẽ bao gồm nhiều tư thế, bài tập để người tập cải thiện cả về hình thể, sức khoẻ lẫn tâm hồn.

Ý nghĩa của việc tập Yoga
Ý nghĩa của việc tập Yoga

Khi theo đuổi bộ môn này, bạn cần phải kiên nhẫn và kỷ luật trong luyện tập để đem lại sự thống nhất giữa cơ thể và tâm trí. Từ đó bạn sẽ có thể bình tâm, giảm stress và tăng cường sức khoẻ cũng như giúp thân hình săn chắc hơn.

III. Bộ 8 bước tập Yoga từ thấp đến cao

  • Bước 1 :Chế giới – Yama

Đây là bước đầu và cực kỳ quan trọng, thể hiện sự tự kiểm soát trong hành vi, lời nói và suy nghĩ của con người với thế giới bên ngoài.

  •  Bước 2 :Nội chế – Niyama

Nếu bước tiếp theo là tu dưỡng thân và bước kế tiếp là tu dưỡng tâm, là sự thanh tịnh trong thân, khẩu và ý, để phát huy nội lực bên trong.

Bước thứ hai là tu dưỡng tâm thức
Bước thứ hai là tu dưỡng tâm thức
  • Bước 3 :Toạ pháp – āsana (Điều thân) 

 Toạ pháp là tư thế thoải mái và ổn định, qua đó tạo cho người tập luyện cảm thấy thoải mái, vững chãi về thể xác và bình tĩnh trong tâm hồn. 

  •  Bước 4 :Điều tức – Prāṇāyāma (Điều khí) 

 Bước này là sự điều chế hơi thở ra vào, giữ cho tâm thức được cân bằng qua việc cảm nhận và điều chỉnh hơi thở. 

  •  Bước 5 :Chế cảm – Pratyāhāra (Điều tâm) 

 Chế cảm – Pratyāhāra có nghĩa là kiểm soát và làm chủ mọi giác quan. Điều này chỉ đạt đến sự hoàn hảo khi tâm thức đã được điều phục. 

  •  Bước 6 :Chấp trì – Dhāraṇa 

 Chấp trì – Dhāraṇa là sự tập trung tâm trí vào một chỗ nhất định hay nói cách khác là chuyên tâm vào 1 vấn đề và không bị ảnh hưởng từ điều gì cả. 

Thiền là trạng thái kéo dài của tập trung
Thiền là trạng thái kéo dài của tập trung
  • Bước 7 :Tĩnh lự – Dhyāna – Thiền 

 Thiền là trạng thái kéo dài của sự tập trung, là dòng tâm thức được gán cho đối tượng một cách tự nhiên và không có bất cứ hoạt động tâm thức nào khác quấy nhiễu. 

  •  Bước 8 :Tam-ma-địa – Samādhi 

 Đây là đỉnh điểm của quá trình thiền định nó cũng được hiểu là nhập vào tâm thức của con người, từ nom na đây có nghĩa là giác ngộ. 

IV. Có bao nhiêu loại hình Yoga?

Có rất nhiều loại hình Yoga, mỗi loại sẽ tập trung ở một khía cạnh khác nhau và độ khó cũng khác nhau. Dưới đây là 7 loại hình nổi bật 

 4.1. Hatha Yoga là gì?

 

Hatha Yoga 
Hatha Yoga là gì? 

 Hatha Yoga là gì? Là loại hình kết hợp kỹ thuật thở với những tư thế để căng các cơ trên cơ thể. Các tư thế này có thể thực hiện khi đứng, nằm hoặc ngồi và việc kiểm soát hơi thở sẽ giúp bạn thả lỏng cơ và tập trung vào suy nghĩ. 

 4.2. Ashtanga Yoga là gì?

 

Ashtanga Yoga
Ashtanga Yoga là gì?

 Loại hình Ashtanga Yoga này tập trung vào sự cân bằng hơi thở của toàn bộ cơ thể khi bạn đang thực hành liên tục một loại các tư thế. 

4.3. Iyengar Yoga là gì?

yoga for colds blog
Iyengar Yoga là gì?

Iyengar Yoga là một sự lựa chọn hoàn hảo đối với những người mới bắt đầu theo đuổi bộ môn. Bạn có thể sử dụng những dụng cụ hỗ trợ như thắt lưng hay gối ôm để chỉnh tư thế một cách chính xác nhất. 

=>> Tham khảo thêm : Thiền là gì? 12 lợi ích của thiền

 4.4. Sivananda Yoga là gì?

 Sivananda Yoga 
Sivananda Yoga là gì?

 Sivananda Yoga dựa trên 5 nguyên tắc là tập thể dục đúng cách, tập thở đúng cách, nghỉ ngơi đúng cách, chế độ dinh dưỡng hợp lí, suy nghĩ lạc quan và thiền định. 

 4.5. Bikram Yoga là gì?

Bikram Yoga 
Bikram Yoga

 Khi tập loại hình này, bạn sẽ ngồi trong 1 căn phòng cực kỳ nóng bức, nhiệt độ lên đến 40 độ C vì vậy bạn nên cân nhắc khi theo đuổi bộ môn này. 

 4.6. Kundalini Yoga là gì?

Kundalini Yoga 
Kundalini Yoga

 Kundalini Yoga là loại hình tập chủ yếu dựa vào thiền, hơi thở và tụng kinh nhằm giải phóng năng lượng của cơ thể và rèn luyện tinh thần. 

 4.7. Power Yoga là gì?

 Power Yoga 
Power Yoga là gì?

Power Yoga là loại hình khó nhất khi kết hợp giữa Yoga và thể dục nhịp điệu. Người tập sẽ thực hiện một chuỗi tư thế nhịp nhàng theo mỗi hơi thở và điều đó sẽ giúp bạn tăng sức mạnh cơ thể cũng như sự dẻo dai và khả năng chịu đựng. 

V. Lợi ích khi tập Yoga

Theo báo Sức khoẻ và đời sống, Yoga là một phương pháp an toàn và hiệu quả giúp tăng cường thể lực, sự dẻo dai và khả năng giữ thăng bằng. Bộ môn cũng có tác dụng ổn định huyết áp, điều hoà tuần hoàn máu, giảm viêm, làm nhẹ các triệu chứng của bệnh trầm cảm và căng thẳng, giảm mệt mỏi, thậm chí có thể giúp bệnh nhân hen suyễn hít thở dễ dàng hơn. 

 

 Lợi ích khi tập luyện Yoga 
Lợi ích khi tập luyện Yoga

 Bên cạnh đó, cũng giúp bạn kiểm soát hơi thở, tập trung vào hơi thở và suy nghĩ, qua đó giảm stress, khắc phục chứng mất ngủ. Nhưng nếu bạn đang gặp phải các vấn đề về viêm khớp thì nên tham khảo ý kiến bác sỹ trước khi quyết định theo bộ môn này. 

VI. Những bài tập phổ biến 

6.1. Malasana 

 

 Malasana 
Malasana

 Đây là tư thế theo kiểu ngồi, thả lỏng phần lưng dưới và hông rộng kết hợp với kỹ thuật nín thở. Đây là một tư thế Yoga đơn giản và rất quen thuộc 

=>> Tham khảo thêm : Gym là gì? Lợi ích của việc tập gym!

6.2. Chaturanga Dandasana 

 

 Chaturanga Dandasana 
Chaturanga Dandasana

 Đây là tư thế đơn giản giúp cải thiện sức khoẻ của bạn vô cùng tốt nhưng nếu bạn thực hiện không đúng tư thế sẽ dễ dẫn đến chấn thương. 

 6.3. Tam giác mở rộng 

 Tam giác mở rộng 
Tam giác mở rộng

 Đây là một tư thế tập luyện Yoga nghệ thuật với dáng đứng cổ điển. Tư thế này cũng là một cách tuyệt vời để thư giãn phần lưng dưới và mở rộng cơ thể hiệu quả. 

6.4. Cao Lunge 

 Cao Lunge 
Cao Lunge

 Đây là tư thế giúp mở rộng phần hông, đồng thời hít thở nhịp nhàng sẽ giúp bạn thoải mái mà mang lại sự trẻ trung, năng động cho đôi chân 

6.5. Supported Bridge Pose 

 Supported Bridge Pose 
Supported Bridge Pose

 Đây là tư thế được mọi người ưa thích nhất bởi vì bạn sẽ ở trong tư thế vui vẻ, thoải mái. Phần lưng uốn cong và phần vai làm trụ tiếp xúc với sàn, tư thế này sẽ có ích cho sức khoẻ. 

VII. Những thắc mắc khi tập Yoga 

7.1. Tập Yoga có giảm cân không? 

 

 Tập Yoga có giảm cân không? 
Tập Yoga có giảm cân không?

Tập Yoga sẽ giúp bạn giảm cân nếu bạn kiên trì và tập luyện đúng cách. Nhiều người nghĩ tập Yoga không đốt cháy được calo bằng những môn khác nhưng thực tế thì ngược lại. Khi tập Yoga, các bạn phải vận động rất nhiều để cơ được kéo dãn và bạn sẽ đốt mỡ dư thừa một cách hiệu quả. 

7.2. Cách giữ an toàn khi luyện tập Yoga là như thế nào? 

  • Khi luyện tập Yoga, bạn nên khởi động thật kỹ trước khi tập. Việc khởi động này sẽ làm cho cơ thể ấm lên, dẻo dai hơn và giảm bớt các chấn thương trên cơ thể. 
  •  Trong những bài tập sẽ yêu cầu sự linh hoạt nên bạn có thể dùng thảm Yoga để tạo lực bám sàn giúp bạn giữ thăng bằng tốt hơn và không bị chấn thương khi mất thăng bằng. 
hatha yoga
Cách giữ an toàn khi tập luyện Yoga

Đồng thời, bạn nên chọn trang phục gọn nhẹ, thoải mái khi tập và cần tập trung cao độ trong quá trình tập. Bạn cũng không nên tập luyện quá sức và nghỉ ngơi khi cảm thấy cơ thể mệt mỏi kéo dài. 

7.3. Cách chọn loại hình Yoga lý tưởng 

 Đầu tiên, bạn nên xác định mục đích của bản thân khi tập luyện Yoga là gì, chẳng hạn như giảm cân, thư giãn, để cơ thể dẻo dai hơn. .. Mỗi loại hình Yoga sẽ có một khía cạnh và một phương pháp cũng như nội dung khác nhau, điều đầu tiên bạn cần hiểu rõ về loại hình đó với cá nhân mình. 

 Cách lựa chọn loại hình Yoga phù hợp với mình 
Cách lựa chọn loại hình Yoga phù hợp với mình

 Cuối cùng, hãy tìm một lớp dạy Yoga theo loại hình mình thích nhất rồi đến đây để học cũng như làm quen với loại hình này nhé! 

7.4. Tập Yoga vào ban đêm là phù hợp nhất? 

Thời gian tập luyện Yoga lý tưởng nhất 
Thời gian tập luyện Yoga lý tưởng nhất
  • Tập Yoga vào khoảng thời gian này sẽ đem lại hiệu quả cao cho bạn. Khoảng thời gian lý tưởng để tập Yoga là buổi sáng sớm hoặc tối muộn. Tập luyện trong không gian tĩnh lặng, khí hậu mát, trong lành sẽ giúp bạn thư giãn và đạt hiệu quả tối ưu. 

 Trên đây là chia sẻ của Nha Khoa Bedental  về nguồn gốc, lịch sử, tác dụng cũng như một số loại hình và bài tập Yoga phổ biến. Cảm ơn bạn đã theo dõi và đừng quên chờ đón những bài viết hữu ích tiếp theo trên 

 

Bạn có thể tham khảo thêm về dịch vụ của Nha Khoa Bedental: lấy cao răng

làm răng sứ

BEDENTAL – HỆ THỐNG NHA KHOA TIÊU CHUẨN HÀNG ĐẦU

CHI NHÁNH HÀ NỘI

CS1: 7B Thi Sách, Ngô Thì Nhậm, Hai Bà Trưng, Hà Nội - 0934.61.9090
CS2: Tòa nhà CC2, Nguyễn Hữu Thọ, Hoàng Mai, Hà Nội (Bên trong Truehope) - 0934.61.9090

CHI NHÁNH TP.HỒ CHÍ MINH (HCM)

CS1: 53 -55 -57 Phó Đức Chính, Nguyễn Thái Bình, Quận 1, Tp.Hồ Chí Minh - 0766.00.8080
CS2 :Số 25, đường số 7 khu đô thị Cityland Gò Vấp (Ngõ 672A Phan Văn Trị), Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh, Việt Nam -  093 181 0680

CHI NHÁNH THÀNH PHỐ VINH - NGHỆ AN

CS1: 39A Đ. Lê Hồng Phong, Hưng Bình, Thành phố Vinh, Nghệ An - 0934.61.9090

GIỜ HOẠT ĐỘNG:

09h00 – 21h00. Tất cả các ngày trong tuần

Website: https://bedental.vn/

 

Chỉ số BMI bao nhiêu là bình thường? Cách tính chỉ số BMI

Những điều nên biết trước khi tập gym

 

 

Rate this post