Thư viện chuyên khoa

Hàn Răng Loại Nào Tốt Nhất? 5 Loại Vật Liệu Trám Răng Được Nhiều Người Dùng Nhất

Mỗi chúng ta ai cũng mong muốn sở hữu một bộ răng hoàn mỹ đẹp không tì vết. Tuy nhiên, do rất nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan đã khiến những chiếc răng bị sâu hay sứt mẻ. Để thẩm mỹ lại những chiếc răng này, phương án hàn răng chính là sự lựa chọn ưu tiên hàng đầu.

Trên thị trường có rất nhiều vật liệu trám răng để bạn lựa chọn. Vậy hàn răng loại nào tốt? Bài viết sau của BeDental sẽ giúp bạn phân tích ưu nhược điểm của từng vật liệu trám răng, từ đó xác định được vật liệu hàn răng loại nào tốt nhất với bạn.

I. Trường hợp nào nên tiến hành hàn răng?

Trường hợp nào nên tiến hành hàn răng? Hàn răng hay còn gọi là trám răng là kỹ thuật lấp đầy khuyết điểm trên răng. Trong nha khoa, đây là phương án thẩm mỹ lỗ hổng trên răng hiệu quả mà lại an toàn, tiết kiệm chi phí. Bên cạnh việc che lấp khuyết điểm, hàn răng còn có tác dụng ngăn chặn vi khuẩn tấn công và ngăn ngừa bệnh lý răng miệng xuất hiện.

Trường hợp nào nên tiến hành hàn răng?
Trường hợp nào nên tiến hành hàn răng?

Hiện nay, trám răng được đông đảo khách hàng tìm đến với nhiều mục đích khác nhau. Dưới đây là 2 tình huống tiến hành hàn răng chủ yếu:

II. Những lý do tại sao nên hàn răng?

2.1. Hàn răng vì yếu tố bệnh lý

Hàn răng là phương án được nhiều nha sĩ đề xuất để giải quyết tình trạng bệnh lý răng miệng như:

  • Khắc phục tình trạng răng bị sâu tấn công.
  • Hàn răng để khắc phục tình trạng mòn cổ chân răng.
  • Trám răng do thiểu sản men răng.
Trường hợp nào nên tiến hành hàn răng?
Trường hợp nào nên tiến hành hàn răng?

Cả 3 tình trạng bệnh lý răng miệng này đều khá nguy hiểm và có thể đem đến nhiều biến chứng nguy hiểm khác. Vì vậy, trám răng ở trong những trường hợp này là thực sự cần thiết.

Lớp hàn răng được ví như tấm áo bảo vệ răng khỏi sự tấn công ô ạt của vi khuẩn. Đồng thời, hạn chế tối đa những tác động xấu của môi trường đến vùng răng miệng và gây tổn thương.

Nhờ lớp hàn, bệnh lý sâu răng, mòn cổ chân răng hay thiểu sản men răng sẽ được che lấp kịp thời. Lỗ hổng không còn nữa, hạn chế được tình trạng nhiễm trùng và không còn nguy cơ bị viêm tủy hay mất răng vĩnh viễn.

2.2. Hàn răng vì mục đích thẩm mỹ

Không chỉ giải quyết tình trạng bệnh lý răng miệng mà hàn răng còn giúp tạo hình thẩm mỹ cho nụ cười hoàn hảo. Cụ thể, hàn răng được chỉ định trong các trường hợp:

  • Răng bị sứt mẻ do nhiều nguyên nhân bên ngoài tác động.
  • Răng bị thưa, xuất hiện các kẽ hở rộng dễ giắt thức ăn.
  • Răng có bề mặt gồ ghề, rất mất thẩm mỹ.
Trường hợp nào nên tiến hành hàn răng?
Trường hợp nào nên tiến hành hàn răng?

Với mỗi trường hợp nêu trên, phương pháp hàn răng lại mang tới những lợi ích riêng:

  • Tình trạng răng sứt mẻ nếu không được hàn thì quá trình ăn uống sẽ trở nên khó khăn hơn. Nguy hiểm nhất là khi cả hàm chịu tác động lực mạnh có thể kéo theo hàng loạt những tổn thương nghiêm trọng. Nhờ lớp trám mà răng đã được bảo vệ và bảo tồn. Đồng thời có tác dụng bảo vệ phần yếu ở bên trong răng đã bị sứt mẻ.
  • Tình trạng răng thưa cũng được khuyến khích hàn răng để lấp đầy lỗ trống. Khi răng bị thưa, nhất là vị trí răng cửa sẽ gây mất thẩm mỹ nghiêm trọng. Bên cạnh đó, quá trình ăn uống sẽ khiến thức ăn giắt vào các khe hở dễ hơn.
  • Vệ sinh không kỹ sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và tấn công. Tuy nhiên, bạn chỉ nên tiến hành hàn răng nếu khe hở nhỏ với khoảng cách dưới 2mm. Với khoảng cách răng thưa lớn hơn, bác sĩ sẽ đề xuất phương pháp khác an toàn, hiệu quả cao hơn.
  • Tình trạng răng gồ ghề cũng được cải thiện nhờ hàn răng. Bạn sẽ khỏi lăn tăn hàn răng loại nào tốt vì hầu hết vật liệu hàn đều có màu sắc, độ bóng cực tự nhiên.

III. Tiêu chí để xem xét vật liệu trám răng

Có một số tiêu chí quan trọng cần xem xét khi lựa chọn vật liệu làm đầy.

  • Tính este: Để tạo hiệu ứng đẹp tự nhiên, miếng trám phải có màu sắc và độ trong giống như răng tự nhiên.
  • Độ tin cậy: Miếng trám răng phải chịu được áp lực và mài mòn hàng ngày mà không bị nứt, vỡ hoặc sứt mẻ.
  • Sự an toàn: Trám răng không được ảnh hưởng xấu đến cơ tử cung, các mô mềm xung quanh và cơ thể.
  • Khả năng tương thích với mô mềm và cấu trúc răng: Vật liệu trám phải tương thích với mô mềm xung quanh và không làm tổn thương cấu trúc răng còn lại.
  • Dễ làm và dễ sử dụng: Trám răng nên dễ dàng cho các nha sĩ thực hiện và sử dụng mà không tốn nhiều thời gian và công sức. 
  • Giá tốt: Giá trám răng nên được xác định dựa trên khả năng tài chính của bệnh nhân.

Việc đánh giá các tiêu chí này sẽ giúp bệnh nhân và nha sĩ lựa chọn vật liệu trám phù hợp cho trường hợp của mình. 

IV. 5 loại vật liệu trám răng được tin dùng nhất hiện nay

Kỹ thuật hàn trám răng ra đời đã khắc phục được những khuyết điểm xấu trên răng nhanh chóng và hiệu quả. Vì vậy, để đáp ứng tốt nhất nhu cầu của người sử dụng, các vật liệu trám răng cũng được nghiên cứu với nhiều loại khác nhau.

Vậy hàn răng loại nào tốt? Thực chất, mỗi vật liệu hàn răng sẽ sở hữu ưu nhược điểm riêng. Dưới đây là 5 vật liệu trám răng tốt và được tin dùng nhất. Cùng BeDental phân tích ưu nhược điểm từng loại vật liệu trám răng nhé:

4.1. Vật liệu hàn răng GIC

Vật liệu hàn răng GIC là từ viết tắt của Glass Ionomer Cement. GIC được tạo thành bởi thủy tinh và một chất axit hữu cơ. Hiện nay, GIC được ứng dụng chủ yếu trong quá trình hàn bít các lỗ răng bị sâu phá hủy . Đồng thời còn mang lại tác dụng ngừa sâu răng quay trở lại cực kỳ tốt.

Về ưu điểm:

  • GIC mang lại khả năng trám răng mà không cần sử dụng thêm bất cứ loại keo kết dính nào khác.
  • Vật liệu GIC cũng không phản ứng với nhiệt độ.
  • Hàn răng GIC sẽ không lo bị co ngót trong môi trường răng miệng. Nhờ vậy giúp hạn chế xuất hiện lỗ nhỏ sau này.
  • Cơ chế của GIC là tự giải phóng florua nên có thể ngăn ngừa sâu răng. Bạn cũng nên sử dụng kèm theo kem đánh răng có chứa Florua để bổ sung lại là được.

Về nhược điểm:

  • GIC là vật liệu hàn răng không được khách hàng quá cao về độ bền.
  • Thời gian dài sử dụng, lớp hàn bằng GIC dễ bị mài mòn cơ học.
  • Chi phí bỏ ra cho việc hàn trám răng vật liệu GIC tương đối cao.

Về chi phí hàn răng bằng vật liệu GIC trên thị trường hiện nay khoảng 250.000 VNĐ. Giá hàn răng sẽ chênh lệch cao thấp tùy thuộc vào cơ sở thực hiện và tình trạng răng miệng hiện tại.

4.2. Vật liệu trám răng bằng composite

Nếu có ai hỏi về việc hàn răng loại nào tốt thì vật liệu composite có lẽ là cái tên được nhắc tới rất nhiều. Composite được tạo bởi bột thủy tinh và nhựa dẻo tổng hợp. Ở thời điểm hiện tại, composite chính là vật liệu trám răng được sử dụng rộng rãi và phổ biến. Khách hàng cũng đánh giá rất cao về những lợi ích ưu việt mà chúng mang lại.

Về ưu điểm:

  • Vật liệu composite sở hữu màu sắc trắng ngà với độ trong mờ tốt. So với răng thật, chúng giống tới 99%. Nếu nhìn bằng mắt thường thì quả thực rất khó để phân biệt. Đó cũng là lý do mà composite được sử dụng nhiều. Đặc biệt là ở vị trí răng cửa hoặc răng nanh.
  • Khi thực hiện hàn răng bằng composite, nha sĩ sẽ không cần mài thêm men răng quá nhiều. Vì vậy đã giúp giảm bớt tình trạng xâm lấn hay làm tổn hại men răng tự nhiên.
  • Khi cần sửa chữa vết hàn, composite mang tới khả năng bù đắp dễ dàng mà không phải thực hiện trám lại từ đầu như những vật liệu khác.
  • Trong composite không chứa thủy ngân. Vì thế, chúng được đánh giá là vật liệu an toàn sức khỏe và thân thiện với môi trường.
  • Vật liệu composite có khả năng chống mài mòn tốt trong môi trường tự nhiên của răng miệng.

Về nhược điểm:

  • Vật liệu composite cũng không được đánh giá quá cao về độ bền. Tuổi thọ của chúng trung bình từ 5-7 năm tùy từng trường hợp.
  • Hàn răng bằng composite sẽ có hiện tượng co ngót nên yêu cầu bác sĩ phải tính toán kỹ.
  • Chi phí hàn răng composite tương đối cao, khoảng 700.000 VNĐ.

4.3. Vật liệu hàn răng sứ Inlay – Onlay

Được biết tới là phương pháp thẩm mỹ răng cao cấp, hàn răng sứ Inlay – onlay thường được chỉ định cho những trường hợp đặc biệt như: răng bị mẻ, sứt hoặc sâu ở mức độ nghiêm trọng.

Được biết, miếng trám răng Inlay – Onlay được chế tác trong labo nha khoa. Vì vậy, để thực hiện hàn răng với vật liệu này, bạn cần phải thực hiện lấy dấu răng trước. Sau đó, bác sĩ nha khoa sẽ tiến hành chế tác mất khoảng 1 ngày. Cuối cùng là thực hiện trám răng hoàn chỉnh.

Về ưu điểm:

  • Vật liệu Inlay – Onlay mang tới tính thẩm mỹ cao và toàn diện.
  • Màu sắc miếng trám rất giống với răng tự nhiên. Về cả độ trong mờ cao và màu sắc đều giống y như răng thật. Nếu nhìn bằng mắt thường thì khó có thể phân biệt chính xác.
  • Inlay – Onlay được đánh giá cao về độ bền lẫn độ cứng chịu lực.
  • Hàn răng bằng vật liệu Inlay – Onlay còn có khả năng kháng được vi khuẩn, chống nhiễm màu.

Về nhược điểm:

  • Chi phí để tiến hành hàn răng bằng vật liệu Inlay – Onlay rất cao, không phải ai cũng quyết định đầu tư.
  • Thời gian thực hiện trám răng Inlay – Onlay khá lâu, thường dao động khoảng 2 – 3 ngày mới hoàn chỉnh được.
  • Sẽ phải thay mới nếu như vết hàn trám bị hư hỏng.
  • Giá vật liệu hàn răng bằng Inlay – Onlay khoảng 5.000.000 VNĐ.

4.4. Vật liệu hàn răng bằng Amalgam – trám bạc

Vài năm trở về trước, Amalgam là vật liệu hàn răng được sử dụng rộng rãi trên phạm vi toàn thế giới. Tuy nhiên, với sự ra đời của rất nhiều loại vật liệu trám răng khác, cùng nỗi lo sợ thủy ngân trong Amalgam có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe nên vật liệu này đã ít được sử dụng hơn.

Nhưng vì Amalgam vẫn sở hữu những ưu điểm nổi trội mà những vật liệu khác không làm được nên chúng vẫn được sử dụng đến tận bây giờ.

Về ưu điểm:

  • Amalgam mang tới độ bền cực cao, lên tới 15 năm.
  • Hàn răng bằng Amalgam sẽ chịu được sức nhai rất tốt.
  • Chi phí trám bạc khá hợp lý, rẻ hơn so với vật liệu composite.

Về nhược điểm:

  • Hàn răng Amalgam sẽ không đảm bảo được sự đồng nhất về màu sắc. Do đó, tính thẩm mỹ khi hàn mang lại là không cao.
  • Khi thực hiện trám bạc răng, nha sĩ cần mài thêm men răng nên sẽ khiến men răng suy yếu.
  • Thực hiện hàn răng Amalgam có thể khiến các vùng răng lân cận bị đổi sang màu xám.
  • Có một số nhỏ trường hợp thực hiện trám bạc bị dị ứng.

4.5. Vật liệu hàn răng bằng vàng

Nếu bạn muốn sự khác biệt thì sử dụng vàng để hàn răng là sự lựa chọn hoàn hảo. Vật liệu trám răng bằng vàng chính là việc sử dụng vàng thật để che lấp khuyết điểm của răng. Tuy nhiên, phương pháp hàn răng này khá kén người thực hiện nên chưa thực sự phổ biến.

Về ưu điểm:

  • Trám răng bằng vàng sẽ mang tới cá tính đặc biệt và nổi bật.
  • Vàng thật có độ cứng tốt. Do đó, trám răng bằng vàng sở hữu độ bền gần như là tuyệt đối. Dưới những tác động mạnh cũng khó mà sứt mẻ hay nứt vỡ.
  • Tuổi thọ của vật liệu trám vàng cực cao, lên tới 10 – 15 năm sử dụng.

Về nhược điểm:

  • Chi phí hàn răng bằng vàng rất cao, không phải ai cũng đủ điều kiện chi trả.
  • Thực hiện trám răng bằng vàng mất rất nhiều thời gian. Bạn cần phải tới phòng khám ít nhất 2 lần để có thể hoàn tất quá trình hàn răng bằng vàng.
  • Số ít trường hợp có thể xảy ra phản ứng sốc điện. Lý do bởi sự tương tác giữa nước bọt và vàng có thể tạo ra dòng điện.
5 vật liệu hàn răng được ưa chuộng sử dụng nhất hiện nay
5 vật liệu hàn răng được ưa chuộng sử dụng nhất hiện nay

V. Hàn răng loại nào tốt?

Hàn răng loại nào tốt là câu hỏi thắc mắc của rất nhiều khách hàng. Bởi hiện nay có rất nhiều vật liệu hàn trám răng khác nhau để bạn chọn lựa. Tuy nhiên, mỗi loại đều có điểm mạnh, điểm yếu riêng và không có vật liệu nào hoàn hảo 100%.

Để xác định được hàn răng loại nào tốt, bạn nên dựa vào tình trạng răng miệng với khuyết điểm răng hiện tại. Bên cạnh đó, chi phí cũng là yếu tố quyết định khá lớn đến việc đưa ra lựa chọn vật liệu nào hàn răng.

Cụ thể:

  • Nếu bạn muốn chọn vật liệu hàn răng loại nào tốt, có độ bền cao thì Amalgam, trám vàng và sứ Inlay – Onlay sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo. Cả ba vật liệu này đều được đánh giá rất cao về độ bền.
  • Nếu bạn muốn chọn vật liệu trám răng đảm bảo an toàn sức khỏe thì vật liệu composite, Inlay – Onlay sẽ tốt hơn cả.
  • Nếu bạn muốn chọn vật liệu trám răng mang lại tính thẩm mỹ cao thì cả vật liệu composite và Inlay – Onlay là tốt nhất. Tuy nhiên, chi phí hàn sứ Inlay – Onlay lại khá cao. Còn vật liệu composite lại không được đánh giá cao về độ bền sử dụng.

Bọc răng sứ

VI. Gợi ý chọn vật liệu hàn răng loại nào tốt cho từng trường hợp

Mỗi vật liệu trám răng sẽ phù hợp cho tình trạng răng hiện có. Dựa vào nhu cầu, điều kiện kinh tế và thực tiễn khuyết điểm của răng, bác sĩ nha khoa sẽ tư vấn vật liệu trám răng phù hợp nhất:

  • Với răng sâu ở mức độ nhẹ và bình thường: Bạn có thể lựa chọn vật liệu composite. Đây là vật liệu hàn răng sở hữu màu sắc tự nhiên, độ bền vừa phải mà giá cũng hợp lý.
  • Với răng bị sứt và mẻ: tùy từng vị trí và mức độ sứt mẻ răng mà bác sĩ sẽ đưa ra tư vấn về vật liệu phù hợp. Nếu vết sứt mẻ nhỏ thì bạn vẫn có thể chọn vật liệu composite để tối ưu hóa chi phí. Còn nếu sứt mẻ lớn thì sứ Inlay – Onlay sẽ tốt nhất.
  • Với mục đích tạo hình thẩm mỹ và phong cách khác biệt: bạn có thể chọn vật liệu trám bạc hoặc vàng. Bên cạnh tính thẩm mỹ cao thì hai vật liệu này đều có độ bền ưu việt, khả năng chịu lực nhai tốt.
Hàn răng loại nào tốt?
Hàn răng loại nào tốt?

BeDental đã cùng bạn tìm hiểu kỹ về các loại vật liệu trám răng được tin dùng trong thời gian qua. Hy vọng thông tin hữu ích này sẽ giúp bạn biết được hàn răng loại nào tốt và phù hợp với bản thân. Nếu có nhu cầu hàn răng, bạn có thể liên hệ tới BeDental để được tư vấn đặt lịch và báo giá cụ thể.

tham khảo bảng giá :

Danh mụcGiá thành
1. Giá Hàn răng (Tìm hiểu thêm...).
Teeth filling (More detail...)
Giá Hàn/Trám răng sữa trẻ em
Baby teeth filling
250.000
Giá Hàn/Trám răng vĩnh viễn
Permanent Teeth Filling
500.000
Giá Hàn/Trám răng thẩm mỹ
Cosmetic Filling
700.000
Giá Hàn cổ răng
Sensitive teeth filling
500.000
2. Giá Điều trị tủy (Tìm hiểu thêm...)
Root Canal Treatment - Anterior by endodontist machine (More detail...)
Giá Điều trị tuỷ Răng sữa
Root Canal Treatment - Anterior for baby teeth
800.000
Giá Điều trị tuỷ Răng cửa vĩnh viễn
Root Canal Treatment - Anterior for Front teeth
1.200.000
Giá Điều trị tuỷ Răng hàm nhỏ vĩnh viễn
Root Canal Treatment - Anterior for Premolar teeth
1.500.000
Giá Điều trị tuỷ Răng hàm lớn vĩnh viễn
Root Canal Treatment - Anterior for molar teeth
2.000.000
3.Giá Điều trị tủy lại( Máy Xmax usa)
Root Canal reTreatment - Anterior by endodontist machine
Giá Điều trị tuỷ bằng máy - Răng cửa
Root Canal Treatment - Anterior for Front teeth by endodontist machine
1.500.000
Giá Điều trị tuỷ bằng máy - Răng hàm nhỏ
Anterior for Premolar teeth by endodontist machine
1.800.000
Giá Điều trị tuỷ bằng máy - Răng hàm lớn
Anterior for molar teeth by endodontist machine
2.300.000
4 Dự phòng sâu răng (Tìm hiểu thêm...)
Vecniflour dental care
Giá Dự phòng sâu răng trẻ em
Vecniflour dental care for child
500.000

ĐỂ LẠI THÔNG TIN NẾU BẠN MUỐN NHA KHOA TƯ VẤN THÊM




    Bằng việc ấn tiếp tục, bạn đồng ý cho chúng tôi liên lạc với bạn để có thêm thông tin

    BEDENTAL – HỆ THỐNG NHA KHOA TIÊU CHUẨN HÀNG ĐẦU

    CHI NHÁNH HÀ NỘI

    CS1: 7B Thi Sách, Ngô Thì Nhậm, Hai Bà Trưng, Hà Nội - 0934.61.9090
    CS2: Tòa nhà CC2, Nguyễn Hữu Thọ, Hoàng Mai, Hà Nội (Bên trong Truehope) - 0934.61.9090

    CHI NHÁNH TP.HỒ CHÍ MINH (HCM)

    CS1: 53 -55 -57 Phó Đức Chính, Nguyễn Thái Bình, Quận 1, Tp.Hồ Chí Minh - 0766.00.8080
    CS2 :Số 25, đường số 7 khu đô thị Cityland Gò Vấp (Ngõ 672A Phan Văn Trị), Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh, Việt Nam -  093 181 0680

    CHI NHÁNH THÀNH PHỐ VINH - NGHỆ AN

    CS1: 39A Đ. Lê Hồng Phong, Hưng Bình, Thành phố Vinh, Nghệ An - 0934.61.9090

    GIỜ HOẠT ĐỘNG:

    09h00 – 21h00. Tất cả các ngày trong tuần

    Website: https://bedental.vn/

     

    Rate this post