Thư viện chuyên khoa

1 số nguyên nhân gây sưng mí mắt

Sưng mí mắt là hiện tượng khá thường gặp và trong cuộc đời mỗi người đều có thể bị ít nhất là một lần, thậm chí là thường xuyên. Hãy cùng BeDental tìm hiểu xem đâu là nguyên nhân dẫn tới hiện tượng này cũng như cách xử lý và phòng ngừa nhé.

1. Sưng mí mắt là bệnh gì?

Sưng mí mắt là tình trạng mí mắt trên, dưới hoặc cả hai bị sưng phù. Cùng với sưng mí mắt, bạn có thể gặp các triệu chứng kèm theo như: cộm, ngứa, đau, rát, thậm chí không thể mở mắt ra được. 

Sưng mí mắt là hiện tượng thường gặp
Sưng mí mắt là hiện tượng thường gặp

Phần lớn các trường hợp sưng mí mắt không gây nguy hiểm. Song đây cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý về mắt, cần được điều trị càng sớm càng tốt.

Xem thêm: Phun mí mắt

2. Nguyên nhân sưng mí mắt

Sưng mí mắt có thể là do những nguyên nhân thông thường song cũng có thể là triệu chứng của bệnh lý. 

Nguyên nhân sưng mí mắt thông thường

– Do dị ứng: Thủ phạm dẫn đến hiện tượng này ở ngay xung quanh chúng ta, đó có thể là mỹ phẩm, bụi, lông vật nuôi hoặc phấn hoa. Bên cạnh sưng mí, mắt bị dị ứng còn có thêm các triệu chứng như: đỏ, ngứa, có thể chảy nước mắt.

Dị ứng mỹ phẩm hoặc làm sạch không đúng cách có thể gây sưng mí mắt
Dị ứng mỹ phẩm hoặc làm sạch không đúng cách có thể gây sưng mí mắt

– Do kiệt sức: khi cơ thể bị kiệt sức, các mô ở mắt sẽ có hiện tượng giữ nước qua đêm dẫn đến việc bị sưng mí mắt vào sáng hôm sau.

– Khóc: Khi chúng ta khóc, máu sẽ tăng cường đến các mô ở xung quanh mắt. Đặc biệt, nếu khóc quá nhiều, có thể khiến các mao mạch quanh mắt bị vỡ dẫn đến tròng mắt bị đỏ, mí mắt bị sưng và đau nhức.

Nguyên nhân sưng mí mắt do bệnh lý

– Mắt bị lẹo: đây là bệnh nhiễm trùng, thường xảy ra ở gốc mi hoặc tuyến dầu. Ban đầu, nó sẽ xuất hiện dưới dạng nốt đỏ, hơi sưng. Sau đó, lẹo sẽ thành dạng giống như mụn mủ, có nhân. Lẹo xuất hiện nhiều ở mí trên, có thể lây lan và hay tái phát nếu không được điều trị. 

Lẹo mắt có thể lây lan và thường tái phát
Lẹo mắt có thể lây lan và thường tái phát

– Mắt bị chắp: Chắp không phải là dạng nhiễm trùng giống như lẹo mà là sự bít tắc của một tuyến bã nhờn ở mi mắt. Chắp trông giống như nốt mụn mủ, có thể rất lớn song ít khi gây hại và cũng thường tái phát nhiều lần.

– Bệnh viêm mô tế bào hốc mắt: đây là một dạng nhiễm trùng ở sâu trong mô mí mắt. Bệnh rất dễ lây lan, không chỉ khiến cho sưng mí mắt mà còn gây đau đớn.

– Bệnh Herpes mắt: là bệnh lý gây ra bởi sự xâm nhập của virus Herpes vào trong và xung quanh mắt. Biểu hiện là các mụn rộp nhỏ li ti, sưng đỏ nhưng không có các tổn thương rõ ràng.

– Bệnh Grave: là một dạng rối loạn nội tiết khiến cho tuyến giáp hoạt động quá mức, sinh ra chất chống nhiễm trùng trong mắt. Chính những kháng thể này khiến cho mí mắt bị sưng viêm.

– Bệnh viêm bờ mi: có thể khiến cho mí mắt nhờn và có vảy quanh lông mi. Đây là bệnh mạn tính, có thể diễn biến thành một đợt nặng rồi giảm dần, khiến cho mi mắt viêm, đau và ngứa.

– Tắc tuyến lệ: là hiện tượng tuyến lệ bị tắc khiến cho nước mắt không thể chảy ra ngoài. Lúc này, mí mắt bị đau, đỏ, mắt có thể xuất hiện nhiều dử ngay cả vào ban ngày.

– Bị đau mắt đỏ: là tình trạng mắt bị nhiễm virus, vi khuẩn, ký sinh trùng, nấm hoặc bị dị ứng,… Triệu chứng là mắt bị đỏ hoặc hồng, sưng mí mắt, đau.

Xem thêm: Mắt 2 mí là gì ?

3. Các bệnh lý liên quan đến sưng mí mắt

Sưng mí mắt đôi khi là do dị ứng thời tiết, do trang điểm hay ngủ quá nhiều. Tuy nhiên, sưng mí mắt cũng có thể là dấu hiệu báo động tình trạng sức khỏe nghiêm trọng.

Dấu hiệu sưng mí mắt có thể báo hiệu bạn đang gặp một số vần đề về sức khỏe, mắc một trong các bệnh sau:

Viêm tế bào ổ mắt (orbital cellulitis)

Đây là một dạng nhiễm trùng sâu trong các mô của mí mắt. Nó có thể lan nhanh và thường gây đau đớn. Viêm tế bào ổ mắt đòi hỏi phải điều trị kháng sinh. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của nhiễm trùng, có thể cần phải tiêm thuốc kháng sinh qua đường tĩnh mạch (IV).

Herpes mắt

Herpes mắt là bệnh nhiễm trùng do vi-rút herpes trong và xung quanh mắt. Mặc dù ai cũng có thể bị, nhưng bệnh phổ biến nhất ở trẻ em. Herpes mắt có thể trông giống đau mắt đỏ nhưng không phải lúc nào cũng gây ra những tổn thương rõ rệt.

Để chẩn đoán herpes, bác sĩ sẽ cần lấy bệnh phẩm ở mắt để nuôi cấy tìm virut. Mặc dù virus vẫn còn trong cơ thể và không có cách chữa khỏi, nhưng thuốc kháng vi-rút có thể kiểm soát các triệu chứng.

Xem thêm: Viêm giác mạc do vi rut herpes

Viêm bờ mi (Blepharitis)

Một số người có nhiều vi khuẩn trong và xung quanh mi mắt hơn những người khác. Những vi khuẩn này có thể gây ra một tình trạng gọi là viêm bờ mi.

Những người bị viêm bờ mi có thể có lông mi nhờn và có vảy giống như gàu xung quanh lông mi. Một số người bị viêm bờ mi dẫn đến mí mắt bị viêm và đau.

Viêm bờ mi là bệnh mạn tính không chữa khỏi được. Thay vào đó, nó có xu hướng diễn biến thành những đợt nặng rồi lại tự thuyên giảm. Chườm ấm, tẩy trang cẩn thận cho mắt, và kì cọ mi mắt có thể giúp ích. Bác sĩ nhãn khoa có thể kê đơn thuốc kháng sinh.

Đôi khi, viêm bờ mi dẫn đến nhiễm trùng nặng hơn. Nếu một đợt viêm bờ mi nặng hơn so với những lần trước, hoặc nếu bị đau nhiều, hãy liên hệ với bác sĩ mắt.

Tắc ống lệ (Blocked tear duct)

Tắc ống lệ khiến nước mắt bị giữ lại, dẫn đến đau và đỏ trên mí mắt. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là những đối tượng dễ bị tắc ống lệ. Các triệu chứng thường được cải thiện khi trẻ hơn 1 tuổi.

Trong hầu hết các trường hợp, tắc ống lệ không gây hại. Chườm nóng, massage có thể làm giảm sưng và giúp ống lệ thông suốt. Nếu mí mắt bị đau, kèm theo sốt thì bạn nên đi khám bác sỹ ngay.

Viêm kết mạc

Viêm kết mạc là viêm màng bao phủ tròng trắng của mắt và lớp sau mi mắt do nhiều nguyên nhân như nhiễm vi khuẩn, nhiễm virus, dị ứng, những phản ứng độc hại bỏng hóa chất ở mắt, ký sinh trùng, nấm… Lúc này, mắt người bệnh thường đỏ, đau, ngứa và sưng mắt.

Ngoài ra, các tình trạng như kiệt sức, khóc nhiều, trang điểm mắt quá nhiều, vệ sinh mắt kém, dị ứng các sản phẩm chăm sóc da… cũng có thể gây nên tình trạng sưng mí mắt.

Bẩm sinh

Trong một số trường hợp, mí mắt trên bị sưng nhưng không đau cũng có thể do bẩm sinh. Chính vì vậy, trong cuộc sống chúng ta có thể bắt gặp một số đứa trẻ bị sưng mí mắt trên và tình trạng này kéo dài cho đến tận khi bạn lớn.

Do lão hóa

Quá trình lão hóa, khiến da chùng, mỡ mí mắt xuất hiện nhiều cũng là nguyên nhân khiến mí mắt trên bị sưng. Trong trường hợp này bọng mỡ quá lớn sẽ che khuất nếp mí làm mí mắt bị sụp.

Kiệt sức

Đôi khi kiệt sức cũng chính là yếu tố khiến bạn bị đau, sưng mí mắt. Việc bạn làm việc quá kiệt sức hay mệt mỏi rất dễ làm tổn thương mi mắt nhất là vào buổi sáng. Nếu bạn bị đau, sưng mí mắt do kiệt sức thì đừng lo, hãy uống một ly nước ấm vào buổi sáng và khi ngủ điều chỉnh tư thế sẽ phần nào giảm bớt được tình trạng này đó.

Mụn rộp mắt

Đây là loại nhiễm trùng mụn rộp có thể xảy ra trong và xung quanh mắt. Tình trạng này phổ biến nhất là ở trẻ em. Mụn rộp mắt có thể trông giống như đau mắt đỏ nhưng không phải lúc nào cũng gây ra những tổn thương rõ rệt.

Bệnh Grave

Đây là một rối loạn nội tiết gây ra tình trạng tuyến giáp quá hoạt. Tình trạng này cũng có thể khiến tuyến giáp giải phóng các tế bào để chống lại nhiễm trùng trong mắt. Các kháng thể được giải phóng trong quá trình này có thể gây sưng và viêm trong mắt.

Viêm mô tế bào hốc mắt

Viêm mô tế bào hốc mắt là một nhiễm trùng sâu trong mô mi mắt. Nó có thể lan nhanh và thường rất đau. Ngay cả một vết xước nhỏ cũng có thể đưa vi khuẩn vào đủ để gây viêm mô tế bào hốc mắt.

Nếu mi mắt rất đau, đỏ, sưng thì bạn nên đi khám ngay.

Viêm mô tế bào là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng phải điều trị kháng sinh. Tùy thuộc vào mức độ nặng của bệnh, có thể phải dùng thuốc kháng sinh đường tĩnh mạch.

4. Phòng ngừa tình trạng sưng mí mắt

Việc phòng ngừa tình trạng sưng mí mắt có thể hiệu quả đối với những nguyên nhân thông thường. Theo đó, chúng ta có thể thực hiện một số biện pháp như sau:

  • Phòng tránh các nguyên nhân có thể gây dị ứng cho mắt như: bảo vệ mắt khỏi bụi, ô nhiễm bằng cách đeo kính khi đi ngoài đường, lựa chọn đồ trang điểm, dưỡng da an toàn, nên thử sản phẩm trước khi sử dụng.
  • Nếu sử dụng kính áp tròng, cần đảm bảo vệ sinh đúng theo khuyến cáo.
  •  Hạn chế đụng chạm lên mắt, không dụi mắt.
  • Bảo đảm cho mắt được nghỉ ngơi đầy đủ, ăn các loại thực phẩm có lợi cho mắt.
  • Duy trì việc kiểm tra sức khỏe định kỳ cho mắt và cơ thể.
Đeo kính râm để bảo vệ mắt khi đi ra ngoài trời nắng
Đeo kính râm để bảo vệ mắt khi đi ra ngoài trời nắng

5. Làm gì khi bị sưng mí mắt?

Không phải tất cả các trường hợp bị sưng mí mắt đều phải đến gặp bác sĩ. Đối với những nguyên nhân thông thường như: dị ứng mỹ phẩm, khóc, kiệt sức, bạn có thể tự điều trị tại nhà. Nếu là do khóc hay kiệt sức thì chỉ cần nghỉ ngơi, có thể chườm lạnh để nhanh giảm sưng. Nếu là do mỹ phẩm thì cần làm sạch mắt kỹ sau khi trang điểm và ngừng sử dụng lại các loại mỹ phẩm gây dị ứng.

Với những trường hợp bị sưng đỏ, đau và kéo dài, bạn nên đi gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị. Bác sĩ sẽ kiểm tra mắt và các triệu chứng đi kèm, có thể cần lấy mẫu dịch ở mắt để xét nghiệm.

Nếu mắt bị chắp, lẹo, có thể dùng gạc nhúng nước ấm rồi đắp để giảm đau nhức và đợi cho nốt chắp, lẹo tự vỡ. Bác sĩ cũng có thể kê thêm thuốc mỡ bôi trị lẹo, chắp tại nhà.

Nếu mắt dị ứng, bác sĩ có thể chỉ định thuốc nhỏ mắt kháng histamin hoặc các thuốc steroid nhằm giảm các triệu chứng khó chịu hoặc giúp giảm viêm.

Các tình trạng đau mắt đỏ hoặc Herpes mắt, trong những trường hợp nặng, có thể dùng thuốc kháng sinh hoặc thuốc kháng virus Herpes.

Trong trường hợp có các triệu chứng nghi ngờ của bệnh Grave, bạn cần làm xét nghiệm để chẩn đoán và điều trị.

Dựa vào nguyên nhân, bác sĩ sẽ đưa ra hướng điều trị thích hợp. Trong trường hợp sưng mí mắt cùng với những triệu chứng như: sốt, sưng đỏ, sưng nặng và kích ứng và đau không có dấu hiệu thuyên giảm, bạn nên sớm đến gặp bác sĩ.

Sưng mí mắt là hiện tượng thường gặp song cũng có thể là biểu hiện của bệnh lý về mắt. Chính vì vậy, bạn nên lựa chọn những cơ sở khám, chữa bệnh uy tín để được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời.

Lựa chọn những cơ sở khám, chữa bệnh uy tín để được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời.
Lựa chọn những cơ sở khám, chữa bệnh uy tín để được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời.

Dưới đây là bài viết mà Bedental chia sẻ, bạn có thắc mắc gì cần giải đáp hoặc tư vấn về tình trạng hiện tại có thể liên lạc với đội ngũ bác sĩ để được giải đáp chi tiết tận tình nhất . Bạn có thể tham khảo thêm Niềng răng trả góp tại BeDental

Bọc răng sứ trọn gói tại BeDental

BEDENTAL – HỆ THỐNG NHA KHOA TIÊU CHUẨN HÀNG ĐẦU

CHI NHÁNH HÀ NỘI

CS1: 7B Thi Sách, Ngô Thì Nhậm, Hai Bà Trưng, Hà Nội - 0934.61.9090
CS2: Tòa nhà CC2, Nguyễn Hữu Thọ, Hoàng Mai, Hà Nội (Bên trong Truehope) - 0934.61.9090

CHI NHÁNH TP.HỒ CHÍ MINH (HCM)

CS1: 53 -55 -57 Phó Đức Chính, Nguyễn Thái Bình, Quận 1, Tp.Hồ Chí Minh - 0766.00.8080
CS2 :Số 25, đường số 7 khu đô thị Cityland Gò Vấp (Ngõ 672A Phan Văn Trị), Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh, Việt Nam -  093 181 0680

CHI NHÁNH THÀNH PHỐ VINH - NGHỆ AN

CS1: 39A Đ. Lê Hồng Phong, Hưng Bình, Thành phố Vinh, Nghệ An - 0934.61.9090

GIỜ HOẠT ĐỘNG:

09h00 – 21h00. Tất cả các ngày trong tuần

Website: https://bedental.vn/

 

Rate this post