Hiện nay, chắc hẳn chúng ta khá quen thuộc với thuật ngữ bệnh trĩ và không ít người thường e dè hoặc sợ sệt những biến chứng nếu mắc bệnh. Nếu bạn hiểu rõ bệnh và nhận biết sớm triệu chứng bệnh trĩ thì hoàn toàn có thể điều trị và ngăn ngừa hiệu quả. 

 1) Bệnh trĩ là gì? 

 Bệnh trĩ không chỉ đơn thuần là bệnh của tĩnh mạch. Đây là các bệnh của 1 hệ thống mạch máu từ tiểu động mạch, tĩnh mạch, thông nối động tĩnh mạch đến cơ trơn và mô liên kết được lót bởi lớp biểu mô bình thường của ống hậu môn. Đám rối tĩnh mạch nằm ở lớp dưới niêm được nâng đỡ bởi cấu trúc mô sợi đàn hồi.

Tình trạng gia tăng áp lực thường xuyên như rặn đi cầu, kèm ứ máu liên tục sẽ dẫn đến phình giãn và tạo các búi trĩ vào trong lòng ống hậu môn. Đồng Thời càng lớn tuổi, các cấu trúc mô liên kết nâng đỡ ngày càng bị suy yếu khiến cho búi trĩ tụt dần ra khỏi lỗ hậu môn dẫn đến trĩ nội sa.

2) Phân loại bệnh trĩ 

  •  Trĩ chủ yếu có 2 loại, bao gồm trĩ nội (internal hemorrhoids) và trĩ ngoại (external hemorrhoids) . 
  •  Trĩ ngoại: Khi búi trĩ xuất phát phía dưới đường lược (hay còn gọi là đường hậu môn-trực tràng) , được gọi là trĩ ngoại. Lúc này búi trĩ được bao phủ bởi lớp biểu mô vảy (squamous epithelium) và nằm bên dưới lớp da bao quanh hậu môn. 
  •  Trĩ nội: Nếu búi trĩ xuất phát phía trên đường lược thì được gọi là trĩ nội, và búi trĩ được bao phủ bởi niêm mạc và lớp biểu mô chuyển tiếp (transitional epithelium) . 

 Phân độ bệnh trĩ: dựa vào sự phát triển của búi trĩ còn nằm bên trong hay đã sa ra khỏi hậu môn. 

Các cấp độ của bệnh trĩ

  •  Trĩ độ 1: búi trĩ nằm hoàn toàn trong ống hậu môn. 
  •  Trĩ độ 2: lúc bình thường trĩ nằm gọn trong ống hậu môn, khi rặn đi cầu búi trĩ thập thò hay lòi ít ra ngoài. Khi đi cầu xong đứng dậy búi trĩ lại thụt vào trong. 
  •  Trĩ độ 3: mỗi lần đi cầu hay đi lại nhiều hoặc ngồi xổm, làm việc nặng thì búi trĩ lại sa ra ngoài. Lúc này phải nằm nghỉ một lúc búi trĩ mới tụt vào hoặc lấy tay đẩy nhẹ vào. 
  •  Trĩ độ 4: búi trĩ gần như thường xuyên nằm ngoài ống hậu môn.

3)  Yếu tố nguy cơ gây bệnh trĩ 

  •  Táo bón, hoặc tiêu chảy làm tăng tần suất bệnh trĩ, rặn làm tăng áp lực lên các tĩnh mạch gây căng giãn và ứ máu. 
  •  Chế độ ăn ít chất xơ , làm tăng tần suất bệnh trĩ 
  •  Thừa cân và béo phì , làm gia tăng tần suất bệnh 
  •  Gia tăng áp lực ổ bụng gặp trong nhóm người thường xuyên lao động nặng nhọc như khuân vác, vận động viên cử tạ, tennis, . .., đứng lâu và ngồi nhiều như thư ký, thợ may, nhân viên bán hàng làm gia tăng áp lực ổ bụng cản trở sự hồi lưu máu về tim dẫn đến giãn tĩnh mạch hậu môn. 
  •  U vùng tiểu khung bao gồm u đại trực tràng, u ở tử cung và thai nhiều tháng làm cản trở hồi lưu máu trở về tim gây giãn tĩnh mạch. 

4) Nguyên nhân gây bệnh trĩ 

 Các tĩnh mạch xung quanh hậu môn có xu hướng căng dưới áp lực và có thể phồng lên hoặc sung huyết. Búi trĩ có thể phát triển do áp lực gia tăng ở phía dưới trực tràng do: 

  •  Rặn khi đi cầu 
  •  Ngồi lâu trên bồn cầu 
  •  Tiêu chảy hoặc táo bón mạn tính 
  •  Béo phì 
  •  Mang thai 
  •  Giao hợp qua đường hậu môn 
  •  Chế độ ăn ít chất xơ 
  •  Bệnh trĩ gia tăng theo tuổi vì cấu trúc mô nâng đỡ các tĩnh mạch ở trực tràng và hậu môn bị trở nên lỏng lẻo và nhão dần.

Ngồi quá lâu trên bồn cầu cũng là 1 nguyên nhân gây ra bệnh trĩ

5) Triệu chứng của bệnh trĩ 

 Các dấu hiệu và triệu chứng của trĩ có thể bao gồm: 

  •  Chảy máu không kèm đau trong quá trình đi tiêu. Ban đầu có thể thấy một lượng kín đáo máu đỏ tươi trên giấy vệ sinh hay trong bồn cầu. Chảy máu là triệu chứng sớm nhất và thường gặp nhất. Về sau khi rặn nhiều thì máu chảy thành giọt hay thành tia. Nặng hơn là khi ngồi xổm cũng chảy máu. 
  •  Ngứa hoặc kích thích ở vùng hậu môn do dịch nhầy từ sự bài tiết của niêm mạc ống hậu môn. 
  •  Đau hoặc khó chịu, dao động từ không đau, đau ít đến rất đau do nứt hậu môn, tắc hoặc nghẹt. 
  •  Sưng vùng quanh hậu môn 
  •  Một khối nhô lên gần hậu môn , rát hoặc đau (có thể là huyết khối tại búi trĩ) 

 Triệu chứng trĩ thường phụ thuộc vào vị trí: 

  •  Trĩ ngoại gây khó chịu nhất, bởi vì vùng da trên búi trĩ bị kích thích và bị loét. Nếu cục máu đông hình thành bên trong búi trĩ ngoại, cơn đau có thể xuất hiện đột ngột và dữ dội. Bệnh nhân có thể cảm thấy hoặc nhìn thấy một khối nhô lên quanh hậu môn. Cục máu đông có thể bị hấp thu để lại vùng da nhăn nheo gây ngứa và rát. 
  •  Trĩ nội thường không gây đau, ngay cả khi chúng xuất huyết (chảy máu) . Người bệnh có thể, ví dụ , nhìn thấy máu đỏ tươi trên giấy vệ sinh hoặc nhỏ giọt vào bồn cầu nhà vệ sinh. 
  • Búi trĩ thường không thể nhìn thấy hay cảm nhận được, và chúng hiếm khi gây khó chịu. Trong lúc rặn đi cầu, phân khi đi ngang hậu môn có thể làm trầy xước bề mặt búi trĩ và làm chảy máu. 
  • Trĩ nội cũng có thể bị sa ra ngoài hậu môn tạo trĩ nội sa. Khi trĩ bị sa, nó có thể hấp thụ một lượng nhỏ chất nhầy và phân có thể gây kích thích gây ra ngứa, đau và rát. Lau liên tục để cố gắng giảm ngứa có thể làm nghiêm trọng hơn vấn đề.

Triệu chứng của bệnh trĩ

6) Biến chứng nguy hiểm của bệnh trĩ 

  •  Thiếu máu là biến chứng mà hầu hết những bệnh nhân bị trĩ đều gặp do chảy máu khi đại tiện sẽ tăng lên khi trĩ chuyển nặng hơn. Đối với những bệnh nhân trĩ mạn tính dễ gặp tình trạng này với các biểu hiện như chóng mặt, mệt mỏi, . .. 
  •  Trĩ sa nghẹt trong tình trạng sưng to , căng đỏ và thò ra ngoài hậu môn. Ở giai đoạn này thường búi trĩ không thụt vào trong gây tắc mạch máu. Nếu tình trạng để lâu có thể khiến búi trĩ hoại tử kéo theo biến chứng nhiễm trùng máu. 
  •  Tắc mạch hình thành khi mạch máu trong búi trĩ bị ứ trệ dễ tạo ra cục máu đông tại búi trĩ. Khi tắc mạch sẽ khiến bệnh nhân cảm thấy đau hơn và tình trạng chuyển nặng nhanh hơn, dễ gặp biến chứng hoại tử.

7) Phương pháp điều trị bệnh trĩ 

 7.1. Điều trị tại nhà 

  •  Bổ sung các loại thực phẩm, trái cây và rau củ quả có nhiều chất xơ trong khẩu phần hàng ngày. 
  •  Hạn chế sử dụng các loại thức ăn khó tiêu, cứng, nhiều dầu mỡ hoặc cay nóng. 
  •  Sử dụng thuốc bôi ngoài da hoặc thuốc uống để cải thiện tình trạng tuần hoàn máu hạn chế tắc nghẽn mạch máu. 
  •  Vệ sinh hoặc ngồi chậu nước ấm ngày 2 – 3 lần trong vòng 15 – 20 phút để vệ sinh hạn chế nhiễm khuẩn, nhiễm trùng gây viêm và lở loét hậu môn. 
  •  Vận động nhẹ nhàng và không nên mặc trang phục bó sát. Nên mặc quần thoáng mát dễ vận động. 

 Nếu đau có thể sử dụng các loại thuốc giảm đau theo sự hướng dẫn của bác sỹ. 

 7.2. Điều trị can thiệp tại bệnh viện 

  •  Thắt dây cao su chuyên dùng cho những bệnh nhân trĩ nhẹ bằng cách thắt dây cao su tại gốc búi trĩ để ngắt mạch máu tại vị trí đó. Sau 1 tuần búi trĩ sẽ tự khô và rụng khỏi hậu môn. 
  •  Chích xơ là phương pháp làm teo búi trĩ bằng việc sử dụng hoá chất y khoa để làm khô mô trĩ. Búi trĩ sẽ teo dần trong vòng 7 – 10 ngày và tự động rụng. 
  •  Phẫu thuật cắt và treo búi trĩ bằng phương pháp longo hiện đại giúp người bệnh giảm triệu chứng đau và rút ngắn thời gian hồi phục sau phẫu thuật. 
  •  Phẫu thuật cắt trĩ mở là phương pháp cắt trĩ kinh điển thường áp dụng cho những ca trĩ phức tạp và có nhiều biến chứng như tắc mạch, sa nghẹt. Phương pháp này giúp xử lý sạch sẽ các búi trĩ vì thế sẽ tạo thành vết thương hở tại hậu môn. Thời gian phục hồi sau phẫu thuật cần khoảng 2 – 4 tuần mới có thể vận động sinh hoạt bình thường.

8) Những điều cần lưu ý nhằm phòng ngừa bệnh trĩ 

Uống nhiều nước có thể điều trị tạm thời cho bệnh trĩ

  •  Ăn uống theo chế độ khoa học cân bằng các chất dinh dưỡng cũng như tăng cường chất xơ trong bữa ăn. 
  •  Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày và hạn chế sử dụng các loại nước ngọt, rượu bia. 
  •  Nên vận động nhẹ sau khi ngồi liên tục 30 phút để giúp tăng tuần hoàn máu. 
  •  Duy trì thói quen tập thể dục hàng ngày từ 30 – 40 phút. 
  •  Khi có dấu hiệu táo bón thời gian dài thì cần kiểm tra để tránh tình trạng trĩ chuyển nặng. 

BEDENTAL – HỆ THỐNG NHA KHOA TIÊU CHUẨN HÀNG ĐẦU

CHI NHÁNH HÀ NỘI

 
CS1: 7B Thi Sách, Ngô Thì Nhậm, Hai Bà Trưng, Hà Nội - 0934.61.9090
CS2: 343 Tây Sơn, Ngã Tư Sở, Đống Đa, Hà nội ( nút giao ngã tư sở) - 0934.61.9090
CS3: Tòa nhà CC2, Nguyễn Hữu Thọ, Hoàng Mai, Hà Nội (Bên trong Truehope) - 0934.61.9090
 

CHI NHÁNH TP.HỒ CHÍ MINH (HCM)

 
CS1: 140 Nguyễn Văn Thủ, Đa Kao, Quận 1, Tp.Hồ Chí Minh - 0766.00.8080
CS2 :Số 25, đường số 7 khu đô thị Cityland Gò Vấp (Ngõ 672A Phan Văn Trị), Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh, Việt Nam -  093 181 0680

GIỜ HOẠT ĐỘNG:

 

09h00 – 21h00. Tất cả các ngày trong tuần

  Website: https://bedental.vn/  

 

HƯỚNG DẪN ĐI KHÁM TẠI BỆNH VIỆN RĂNG HÀM MẶT TRUNG ƯƠNG NĂM 2023

CÓ NÊN NIỀNG RĂNG TRẢ GÓP HAY KHÔNG?

Xem thêm >> Táo bón là gì ? Nguyên nhân gây ra nó là gì ?